Thí sinh tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Thí sinh tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định thí sinh tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Tham dự kỳ kiểm tra theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo.
- Tuân thủ nội quy kỳ kiểm tra và các quyết định, thông báo của Hội đồng kiểm tra; chịu các hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và nội quy kỳ kiểm tra.
- Được cấp Giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng trong trường hợp đạt yêu cầu kiểm tra.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Thí sinh tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào? (Hình từ internet)
Thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Người đăng ký tham dự kiểm tra nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua Trung tâm dịch vụ hành chính công 01 bộ hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.
Hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm có các giấy tờ như sau:
- Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng (Mẫu TP-TSCC-10);
- Quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng;
- Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy tờ chứng minh đã nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.
* Lưu ý:
- Các giấy tờ như: quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng; Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng; Giấy tờ chứng minh đã nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Người được hoãn tham dự kỳ kiểm tra trước chỉ cần nộp Giấy đăng ký tham dự kiểm tra, trong đó có ghi rõ việc được hoãn tham dự kỳ kiểm tra trước đó.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đăng ký tham dự kiểm tra về việc đủ điều kiện đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kiểm tra; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Người được Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng thông báo đủ điều kiện tham dự kiểm tra được gọi là thí sinh của kỳ kiểm tra.
Người không đủ điều kiện tham dự kiểm tra hoặc người đủ điều kiện tham dự kiểm tra nhưng không tham dự kiểm tra thì không được trả lại hồ sơ và số phí đã nộp.
Trường hợp đăng ký tham dự kỳ kiểm tra tiếp theo thì người đăng ký phải nộp hồ sơ và phí theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-BTP.
Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung và hình thức kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra về pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng;
b) Kết quả thực hiện những nội dung tập sự theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nội dung kiểm tra kết quả tập sự bao gồm các nội dung như sau:
- Kiểm tra về pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng;
- Kết quả thực hiện những nội dung tập sự sau:
+ Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;
+ Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng;
+ Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;
+ Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;
+ Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;
+ Kỹ năng soạn thảo lời chứng;
+ Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;
+ Kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng;
+ Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề công chứng;
+ Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.
Thông tư 08/2023/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?