Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Quá trình xây dựng đề thi các môn được tiến hành như thế nào?
- Hình thức và thời gian làm bài thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào?
- Các yêu cầu đối với đề thi tốt nghiệp THPT được quy định ra sao?
- Đề thi tốt nghiệp THPT các môn được tạo ra như thế nào?
- Việc in sao, vận chuyển và bàn giao đề thi được thực hiện như thế nào?
- Mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 chính xác nhất của Bộ GDĐT?
Hình thức và thời gian làm bài thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào?
Hình thức và thời gian làm bài thi tốt nghiệp THPT được quy định tại Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 4. Ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi
...
3. Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm); bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận).
4. Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH."
Các yêu cầu đối với đề thi tốt nghiệp THPT được quy định ra sao?
Theo Điều 15 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT và khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT thì các yêu cầu đối với đề thi tốt nghiệp THPT được quy định như sau:
- Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
- Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
- Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;
- Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
Lưu ý: Trong một kỳ thi, mỗi bài thi/môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này; mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Đề thi các môn được tạo ra như thế nào theo quy định của pháp luật?
Đề thi tốt nghiệp THPT các môn được tạo ra như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 17 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) thì quy trình tạo ra đề thi tốt nghiệp THPT được thực hiện như sau:
- Soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi: Tổ ra đề thi có trách nhiệm thực hiện đối với bài thi/môn thi được giao phụ trách, bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị. Riêng đối với đề thi trắc nghiệm: Thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT, chuyển cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảo đề thi;
- Phản biện đề thi: Theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề thi và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này và đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết; ý kiến đánh giá của người phản biện đề thi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi;
- Hoàn thiện đề thi: Trên cơ sở ý kiến của các cán bộ phản biện đề thi, tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoàn thiện đề thi, ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt. Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho Tổ ra đề thi; tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đáp án; sau đó, Tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi duyệt để tổ chức in sao.
Việc in sao, vận chuyển và bàn giao đề thi được thực hiện như thế nào?
Ngày 19/04/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 1523/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. Trong đó, việc in sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tại Hội đồng thi được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Quy chế thi; lưu ý một số điểm sau:
(1) Chủ tịch Hội đồng thi quy định thời gian in sao đề thi; số lượng đề thi in sao; chuyển giao đề thi gốc và hướng dẫn in sao còn nguyên niêm phong cho Trưởng ban In sao đề thi; phương án và thời gian vận chuyển, bàn giao đề thi đến các điểm thi bảo đảm sát thực tế và an toàn, bảo mật.
(2) Khu vực in sao đề thi là một địa điểm an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời gian làm việc, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu cách ly theo 03 (ba) vòng độc lập tại khu vực in sao đề thi. Người không có trách nhiệm, tuyệt đối không được vào khu vực in sao đề thi. Trong khu vực in sao đề thi, không được sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, các loại điện thoại, trừ 01 điện thoại cố định có chức năng ghi âm và có loa ngoài đặt tại vòng 2 được công an kiểm soát liên tục 24 giờ/ngày; mọi cuộc liên lạc đều phải ghi âm, bật loa ngoài, ghi biên bản có chữ ký của các thành phần liên quan. Công an kiểm tra, xác nhận điều kiện an ninh, an toàn và niêm phong cổng kết nối của các phương tiện, thiết bị cần thiết tại khu vực in sao đề thi trước khi Ban In sao đề thi triển khai công việc tại khu vực này.
(3) Những người làm việc trong khu vực in sao đề thi chỉ được hoạt động trong phạm vi không gian được quy định, theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Công việc của các vòng cụ thể như sau:
(a) Vòng 1 - Vòng in sao đề thi: chỉ gồm thành viên Ban In sao đề thi có tiếp xúc trực tiếp với đề thi; là khu vực khép kín, cách ly tuyệt đối với bên ngoài từ khi mở đề thi gốc và bắt đầu in sao đến khi thi xong môn cuối cùng; cửa sổ các phòng phải đóng kín và được công an niêm phong; các khoảng trống thông ra bên ngoài phải bịt kín bằng vật liệu bền, chắc. Hằng ngày, những người ở vòng 1 tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ bên ngoài chuyển vào qua vòng 2. Trưởng ban In sao đề thi cử 01 thành viên mở sổ theo dõi và cập nhật đầy đủ các hoạt động giao tiếp với vòng 2.
(b) Vòng 2 - Vòng bảo vệ trong: chỉ gồm có 01 công an và 01 cán bộ giám sát; là khu vực khép kín, tiếp giáp với vòng 1, cách ly tuyệt đối với bên ngoài đến khi thi xong môn cuối cùng; là đầu mối giao tiếp giữa vòng 3 với vòng 1, có nhiệm vụ tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ vòng 3 chuyển vào vòng 1; kiểm tra các đồ vật từ vòng 1 chuyển ra (bát đũa, đồ ăn, đồ uống,…); mở sổ theo dõi và cập nhật đầy đủ các hoạt động giao tiếp giữa vòng 2 với vòng 1, vòng 2 với vòng 3 và quá trình bàn giao đề thi cho Hội đồng thi để chuyển cho các Điểm thi.
(c) Vòng 3 - Vòng bảo vệ ngoài: tiếp giáp với vòng 2; gồm công an và nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ và là đầu mối giao tiếp giữa vòng 2 với bên ngoài; bảo đảm tối thiểu 02 người trực và phải trực liên tục 24 giờ/ngày.
(4) Lưu ý về in sao đề thi:
(a) Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ in sao đề thi: Trưởng ban In sao đề thi phải kiểm tra bảo đảm có các phương tiện thiết bị phục vụ in sao đề thi như: máy photocopy siêu tốc (khổ giấy A4 hoặc A3, tốc độ tối thiểu 100 bản một phút; độ phân giải tối thiểu 600 dpi,..), máy sắp xếp tài liệu và máy đếm trang (nếu có),… Các máy móc, thiết bị không gắn bộ phận thu phát và không nối mạng Internet, phải được công an kiểm tra niêm phong các cổng kết nối và lập biên bản kiểm tra, niêm phong. Mọi phương tiện, thiết bị, vật tư trong khu vực in sao đề thi dù bị hư hỏng hay không dùng đến chỉ được đưa ra ngoài khu vực này khi thi xong bài thi/môn thi cuối cùng của Kỳ thi.
(b) Trong quá trình in sao:
- In sao đề thi các bài thi/môn thi theo số lượng được giao; chú ý phòng thi ghép các môn Ngoại ngữ.
- Đối với bài thi tổ hợp, việc in sao, đóng gói thực hiện như sau:
+ In sao niêm phong theo từng môn thi thành phần (đề thi được xếp trong từng bì/túi đề thi theo thứ tự tăng dần của mã đề thi);
+ Các bì/túi đề thi của môn thi thành phần được đóng gói vào 01 bì/túi chung, ngoài bì/túi ghi rõ tên môn thi thành phần của bài thi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH), ngày thi, phòng thi và Điểm thi.
- In đề thi tự luận, trắc nghiệm (đủ tất cả các mã đề) đủ cho 24 thí sinh đối với tất cả các phòng thi của Hội đồng thi. Mỗi bài thi/môn thi ở Điểm thi phải có đề thi dự phòng cho ít nhất 02 phòng thi với số lượng tối đa (đối với đề thi trắc nghiệm phải có đủ tất cả các mã đề thi cho mỗi phòng thi), được đóng trong các bì riêng biệt rồi được đóng chung trong 01 bì/túi ghi rõ ngoài bì/túi “Đề thi dự phòng” và điền đầy đủ các thông tin về bài thi, ngày thi, buổi thi. Sau khi đóng gói xong đề thi từng bài thi/môn thi, Trưởng ban In sao đề thi quản lý các bì/túi đề thi; kể cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại.
- Riêng đề thi của mỗi bài thi/môn thi trắc nghiệm: In sao từng mã đề thi, dập ghim xong (nếu có) mới chuyển sang in sao đến mã đề thi khác; phải kiểm tra đúng mã đề thi, số lượng tờ, thứ tự sắp xếp và chất lượng từng bản sao.
(c) Phải có biện pháp cụ thể để phân biệt bì/túi đề thi của các bài thi/môn thi khác nhau, ví dụ: bì/túi đề thi của các môn khác nhau có màu khác nhau hoặc dùng dây buộc và giấy dán có màu khác nhau./.
Mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 chính xác nhất của Bộ GDĐT?
- Tải về đề thi môn Toán tại đây.
- Tải về đề thi môn Vật lý tại đây.
- Tải về đề thi môn Hóa học tại đây.
- Tải về đề thi môn Sinh học tại đây.
- Tải về đề thi môn Ngữ văn tại đây.
- Tải về đề thi môn Lịch sử tại đây.
- Tải về đề thi môn Địa lí tại đây.
- Tải về đề thi môn GDCD tại đây.
- Tải về đề thi môn Tiếng Anh tại đây.
- Tải về đề thi môn Tiếng Nga tại đây.
- Tải về đề thi môn Tiếng Pháp tại đây.
- Tải về đề thi môn Tiếng Trung tại đây.
- Tải về đề thi môn Tiếng Đức tại đây.
- Tải về đề thi môn Tiếng Nhật tại đây.
- Tải về đề thi môn Tiếng Hàn tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?