Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn lịch sử trở thành môn thi bắt buộc có đúng không? Thí sinh phải thi bao nhiêu môn bắt buộc trong năm 2025?
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn lịch sử trở thành môn thi bắt buộc có đúng không? Thí sinh phải thi bao nhiêu môn bắt buộc trong năm 2025?
Theo Kết luận của Bộ trưởng Bộ giáo dục tại Thông báo 1489/TB-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ như sau:
Sau khi nghe báo cáo của Cục Quản lý chất lượng, đơn vị chủ trì xây dựng Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; góp ý của các đơn vị liên quan và ý kiến của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ trưởng kết luận:
Giao Cục Quản lý chất lượng chủ trì hoàn thiện Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 (Dự thảo Phương án); đồng thời, tiếp tục xin ý kiến bằng văn bản 63 Sở GDĐT để có thêm căn cứ hoàn thiện Dự thảo Phương án trình lãnh đạo Bộ để trình Thường trực Chính phủ xem xét, cho phép công bố Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (dự kiến trong tháng 9 năm 2023) với các nội dung cụ thể sau:
1. Về mục đích Kỳ thi, thời gian thi: Giữ nguyên mục đích, ý nghĩa của Kỳ thi tốt nghiệp THPT như đã nêu trong Dự thảo Phương án đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến xã hội. Thực hiện tốt sự phân cấp, trách nhiệm trong tổ chức thi; nghiên cứu để tổ chức Kỳ thi hằng năm vào thời điểm sớm hơn hiện nay.
2. Tổ chức thi theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình GDPT năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.
Nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và những khó khăn vướng mắc chủ yếu trong triển khai thực hiện để xem xét, lựa chọn số môn thi của Phương án thi.
....
Đồng thời, tại Dự thảo Phương án tổ chức kỳ thu tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng đề xuất môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc đối với học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông và chương trình giáo dục thường xuyên.
Theo đó, tại Kết luận của Bộ trưởng Bộ giáo dục về Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp năm 2025 thì Lịch sử sẽ trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT năm 2025 cũng với ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ.
Và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Hiện Cục Quản lý chất lượng vẫn đang tiếp tục xin ý kiến bằng văn bản 63 Sở GDĐT để có thêm căn cứ hoàn thiện Dự thảo Phương án trình lãnh đạo Bộ để trình Thường trực Chính phủ xem xét, cho phép công bố Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn lịch sử trở thành môn thi bắt buộc có đúng không? Thí sinh phải thi bao nhiêu môn bắt buộc trong năm 2025? (Hình từ Internet)
Nội dung thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như thế nào?
Theo Kết luận của Bộ trưởng Bộ giáo dục tại Thông báo 1489/TB-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ nội dung thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:
- Bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và kiến thức chủ yếu của lớp 12 trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- Có lộ trình phù hợp để tăng nội dung đánh giá năng lực mỗi năm phù hợp với thời gian học tập theo Chương trình GDPT 2018 của học sinh.
Thí sinh trong phòng thi tốt nghiệp THPT phải tuân thủ các quy định nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT quy dịnh thí sinh phải tuân thủ những quy định trong phòng thi như sau:
- Trình Thẻ dự thi cho CBCT;
- Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
- Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp;
- Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi;
- Không được trao đổi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi; nếu muốn có ý kiến phải giơ tay để báo cáo CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai với CBCT ý kiến của mình;
- Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);
- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay;
- Bảo quản nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng bài thi của mình; phải báo cáo ngay cho CBCT để xử lý các trường hợp bài thi của mình bị người khác lợi dụng hoặc cố ý can thiệp;
- Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm);
- Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;
- Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát cứa cán bộ giám sát; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;
- Chỉ được mang vào phòng thi:
+ Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?