Thiết lập hạn mức nợ ròng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như thế nào?

Thiết lập hạn mức nợ ròng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như thế nào?

Thiết lập hạn mức nợ ròng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về thiết lập hạn mức nợ ròng như sau:

- Khi lần đầu tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp thiết lập hạn mức nợ ròng bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;

- Việc thiết lập hạn mức nợ ròng được thực hiện định kỳ 06 tháng một lần vào thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng 01 và tháng 7 hàng năm. Hạn mức nợ ròng được thiết lập trên Hệ thống TTLNH Quốc gia và thông báo bằng văn bản cho các thành viên có hiệu lực đến ngày làm việc thứ 05 đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng tiếp theo;

- Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng đến Sở Giao dịch trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng.

Hạn mức nợ ròng đầu kỳ của mỗi thành viên được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) cao nhất trong thanh toán giá trị thấp của thành viên xét trong 06 tháng liền trước của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;

Trường hợp hạn mức nợ ròng đầu kỳ tính toán bằng không hoặc âm, hạn mức nợ ròng được tính trên cơ sở hạn mức nợ ròng kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;

Trường hợp thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 06 tháng, hạn mức nợ ròng của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;

Thành viên chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ. Sở Giao dịch thiết lập hạn mức nợ ròng căn cứ đề nghị của thành viên, giấy tờ có giá, tiền ký quỹ của thành viên để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thành viên, đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, sau đó, thông báo kết quả để thành viên thực hiện;

Trường hợp thành viên không đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng định kỳ trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, hạn mức nợ ròng của thành viên được thiết lập bằng không. Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng sau thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định (ngoại trừ các thành viên thuộc các trường hợp được quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 17 Thông tư 08/2024/TT-NHNN);

Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng cao hơn hạn mức nợ ròng đầu kỳ, phần giá trị tăng thêm của hạn mức nợ ròng so với hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm a(i) khoản 2 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN.

- Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng theo quy định tại Điều 17 Thông tư 08/2024/TT-NHNN.

Thiết lập hạn mức nợ ròng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như thế nào?

Thiết lập hạn mức nợ ròng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Cách điều chỉnh hạn mức nợ ròng ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về điều chỉnh hạn mức nợ ròng như sau:

Hạn mức nợ ròng
...
2. Điều chỉnh hạn mức nợ ròng
a) Trong kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, mỗi thành viên có thể đề nghị Sở Giao dịch điều chỉnh hạn mức nợ ròng trên cơ sở giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và dự kiến tình hình thanh toán của thành viên.
(i) Trường hợp thành viên có nhu cầu điều chỉnh tăng hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch xem xét áp dụng tỷ lệ ký quỹ 100% đối với phần giá trị hạn mức nợ ròng tăng thêm vượt quá 150% giá trị hạn mức nợ ròng đầu kỳ; phần giá trị hạn mức nợ ròng tăng thêm không vượt quá 150% giá trị hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định;
(ii) Trường hợp thành viên có nhu cầu giảm hạn mức nợ ròng, phần giá trị hạn mức nợ ròng điều chỉnh giảm sẽ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng với các tỷ lệ đã áp dụng trước đó;
b) Sở Giao dịch điều chỉnh giảm hạn mức nợ ròng về bằng không khi thành viên có dư nợ vay thanh toán bù trừ tại Sở Giao dịch.

Như vậy, điều chỉnh hạn mức nợ ròng được thực hiện trong kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng. Mỗi thành viên có thể yêu cầu Sở Giao dịch điều chỉnh hạn mức nợ ròng dựa trên các giấy tờ chứng minh giá trị, tiền ký quỹ và dự kiến tình hình thanh toán của họ.

- Khi thành viên có nhu cầu tăng hạn mức nợ ròng:

+ Nếu tăng hạn mức nợ ròng đến mức vượt quá 150% so với giá trị hạn mức nợ ròng đầu kỳ, Sở Giao dịch yêu cầu áp dụng tỷ lệ ký quỹ 100% cho phần giá trị tăng đó.

+ Nếu tăng hạn mức nợ ròng không vượt quá 150% so với giá trị ban đầu, tỷ lệ ký quỹ sẽ áp dụng theo quy định tối thiểu.

- Khi thành viên có nhu cầu giảm hạn mức nợ ròng:

+ Sở Giao dịch sẽ áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng với tỷ lệ đã áp dụng trước đó cho phần giá trị hạn mức nợ ròng giảm.

Ngoài ra, Sở Giao dịch có quyền điều chỉnh giảm hạn mức nợ ròng về bằng không đối với thành viên có dư nợ vay thanh toán bù trừ tại Sở Giao dịch.

Cách quản lý hạn mức nợ ròng hiện thời như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về quản lý hạn mức nợ ròng hiện thời như sau:

Hạn mức nợ ròng hiện thời = hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày + tổng các khoản tiền phải thu của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời - tổng các khoản tiền phải trả của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời;

Lưu ý: Đầu ngày làm việc, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp được cấp hạn mức nợ ròng. Tại mỗi thời điểm trong ngày làm việc, hạn mức nợ ròng hiện thời có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tùy thuộc vào hoạt động giao dịch thanh toán giá trị thấp của các thành viên và đơn vị thành viên. Hạn mức nợ ròng hiện thời là cơ sở để thực hiện dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên, đơn vị thành viên.

Lưu ý: Thông tư 08/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.

Hạn mức nợ ròng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành viên tham gia dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có được vấn tin về hạn mức nợ ròng hiện thời trên hệ thống?
Pháp luật
Thiết lập hạn mức nợ ròng trên Hệ thống TTLNH Quốc gia được thực hiện vào thời điểm nào? Có thể điều chỉnh tăng hạn mức lên bao nhiêu %?
Pháp luật
Hạn mức nợ ròng hiện thời của thành viên tham gia thanh toán giá trị thấp trên Hệ thống TTLNH Quốc gia có thay đổi không?
Pháp luật
Cách xác định hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày trong hệ thống TTLNH Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như thế nào?
Pháp luật
Thiết lập hạn mức nợ ròng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như thế nào?
Pháp luật
Cách xác định hạn mức nợ ròng hiện thời trong hệ thống TTLNH Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện xử lý thiếu hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp từ ngày 15/8/2024 như thế nào?
Pháp luật
Quy định về ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng từ ngày 15/8/2024 như thế nào? Thời điểm chuyển giấy tờ có giá, tiền ký quỹ ra sao?
Pháp luật
Hạn mức nợ ròng là gì? Thực hiện xử lý thiếu hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hạn mức nợ ròng
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
458 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hạn mức nợ ròng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hạn mức nợ ròng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào