Thời điểm muộn nhất đương sự được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được xác định thế nào?
- Thời điểm muộn nhất đương sự được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được xác định thế nào?
- Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thẩm phán có quyền ra những quyết định gì?
Thời điểm muộn nhất đương sự được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được xác định thế nào?
Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan như sau:
- Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (khoản 2 Điều 201 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Bên cạnh đó, tại khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
...
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
...
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
...
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
Đồng thời, tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 có nội dung như sau:
Cần quy định thời hạn chuẩn bị xét xử khi đương sự bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (VKS Hải Dương)
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 203 BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính kể từ ngày thụ lý vụ án. Vụ án có tính chất phức tạp thì Chánh án Tòa án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Hiện nay, BLTTDS chỉ quy định tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án dân sự đã tạm đình chỉ mà Tòa án tiếp tục giải quyết; theo đó, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật[3].
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập chậm nhất tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 201 và khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 210 BLTTDS).
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử là để dành cho toàn bộ vụ án, không phụ thuộc vào thời điểm thụ lý từng loại yêu cầu. BLTTDS cũng đã xác định thời điểm muộn nhất đương sự được đưa ra, bổ sung yêu cầu để bảo đảm Toà án có thể thực hiện được các nhiệm vụ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Sau thời điểm này, Tòa án có thể chấp nhận yêu cầu mới nếu việc giải quyết yêu cầu đó trong cùng vụ án là cần thiết và không phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ làm kéo dài thời gian chuẩn bị xét xử.
Trường hợp Tòa án vi phạm quy định của BLTTDS về thời hạn chuẩn bị xét xử thì VKS thực hiện quyền kiến nghị.
Như vậy, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập chậm nhất tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Thời điểm muộn nhất đương sự được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được xác định thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
- Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
- Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
- Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thẩm phán có quyền ra những quyết định gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đưa vụ án ra xét xử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?