Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở 2023 từ 01/01/2025 là khi nào?
Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở theo Luật Nhà ở 2023 là khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Nhà ở 2023, thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được xác định như sau:
STT | Trường hợp | Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở |
1 | Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở | Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng. |
2 | Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua | Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. |
3 | Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở | Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. |
4 | Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua | Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. |
5 | Trường hợp thừa kế nhà ở | Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. |
6 | Trường hợp khác | Thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. |
Lưu ý:
Giao dịch về nhà ở quy định tại các Mục (2), (3) và (4) nêu trên phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật Nhà ở 2023.
Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở 2023 từ 01/01/2025 là khi nào? (Hình từ Internet)
05 Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định Luật Nhà ở 2023?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 có đề cập đến các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023, 05 đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
STT | Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam |
1 | Tổ chức, cá nhân trong nước; |
2 | Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; |
3 | Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan; |
4 | Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (tổ chức nước ngoài). |
5 | Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. |
Như vậy, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng nêu trên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện theo quy định.
Việc công nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp nhà ở thuộc tài sản công.
Nhà ở được ghi nhận quyền sở hữu trong Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu theo thỏa thuận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu đã bán nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp khi hết thời hạn sở hữu mà bên bán không nhận lại nhà ở thì giải quyết theo quy định tại Điều 166 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại nhà ở, cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp nhà ở là căn hộ chung cư thì phải ghi rõ diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; trường hợp nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư.
4. Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để bán, cho thuê mua thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, chưa cho thuê mua; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Như vậy, việc công nhận quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định nêu trên.
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?