Thời gian áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với rừng phòng hộ là bao lâu?
- Đối tượng của biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là gì?
- Thời gian áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với rừng phòng hộ là bao lâu?
- Đối tượng áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là gì?
- Tiêu chuẩn cây giống áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là gì?
Đối tượng của biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT( điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT) quy định đối tượng của khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên như sau:
- Diện tích chưa đạt tiêu chí thành rừng: Rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5 m lớn hơn 500 cây/ha; đất ngập phèn có cây tái sinh mục đích lớn hơn 1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn diện tích hoặc có các khoảng trống dưới 1000 m².
- Diện tích tre, luồng, nứa, vầu, lồ ô....(sau đây viết chung là tre nứa) sau khai thác có tỷ lệ che phủ từ 20% đến dưới 60% và có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng;
- Núi đá có cây gỗ tái sinh nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng.
Thời gian áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với rừng phòng hộ là bao lâu?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
...
2. Nội dung biện pháp
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện các biện pháp:
Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có và phòng cháy, chữa cháy rừng;
Phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích;
Sửa gốc chồi và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện chặt những cây bị sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn và không được khai thác măng trong giai đoạn khoanh nuôi;
c) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng và điểm c khoản 1 Điều này chỉ thực hiện biện pháp bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có, phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Thời gian tác động đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 06 năm; đối với rừng sản xuất từ 06 năm đến 08 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.
Như vậy theo quy định trên thời gian áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với rừng phòng hộ là 06 năm.
Thời gian áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với rừng phòng hộ là bao lâu? (Hình từ Internet)
Đối tượng áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT(điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT) quy định đối tượng áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung như sau:
- Diện tích chưa đạt tiêu chí thành rừng: Rừng do khai thác kiệt; nương rẫy bỏ hoang, đất có trảng cỏ, cây bụi xen cây gỗ và bãi bồi cửa sông, vùng ven biển có mật độ cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 0,5 m từ 300 cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc từ 100 cây/ha đến dưới 500 cây/ha đối với rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); đất ngập phèn có cây tái sinh mục đích dưới 1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh mục đích phân bố không đều hoặc có các khoảng trống từ 1000 m2 đến dưới 3000 m².
- Diện tích tre nứa sau khai thác có tỷ lệ che phủ dưới 20%, có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).
Tiêu chuẩn cây giống áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là gì?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 8 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT) quy định tiêu chuẩn cây giống áp dụng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung như sau:
- Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: Cây thân gỗ trồng bằng cây con có bầu, chiều cao cây con từ 0,5 m và đường kính gốc từ 0,5 cm trở lên hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về cây giống lâm nghiệp đối với các loài cây trồng đã có tiêu chuẩn được công bố; tùy theo điều kiện cụ thể đối với diện tích ngập mặn, ngập phèn được trồng bổ sung bằng cây có bầu, trái (quả) giống, trụ mầm hoặc cây rễ trần; với loài cây trồng bổ sung bằng hạt, hom gốc, hom thân: Áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật quy định tại Điều 15 Thông tư hông tư 17/2022/TT-BNNPTNT;
- Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng cây giống theo quy định của từng loài cây.
Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?