Thời gian công bố điểm chuẩn lớp 10 Nam Định năm 2024 là khi nào? Hồ sơ nhập học vào lớp 10 THPT tỉnh Nam Định ra sao?
Thời gian công bố điểm chuẩn lớp 10 Nam Định năm 2024 là khi nào?
Nóng: Đã có điểm chuẩn vào lớp 10 Nam Định 2024 - 2025
Ngày 10/05/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định ban hành Công văn 780/SGDĐT-QLCLGD năm 2024 Tải về hướng dẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên năm học 2024-2025.
Theo đó, dự kiến ngày 16/6/2024 Sở GDĐT tỉnh Nam Định sẽ công bố kết quả thi trên cổng TTĐT của Sở; các trường nhận kết quả thi tại Sở GDĐT và thực hiện công bố kết quả thi tại đơn vị.
Lịch xét trúng tuyển Đợt 1 và đăng ký, xét trúng tuyển Đợt 2 đối với các trường THPT công lập; đăng ký và xét trúng tuyển đối với các trường THPT ngoài công lập: Sở GDĐT có thông báo riêng sau khi công bố kết quả thi.
Vậy, thời gian công bố điểm chuẩn lớp 10 Nam Định năm 2024 sẽ được Sở GDĐT thông báo riêng sau khi công bố kết quả thi dự kiến là ngày 16/6/2024.
Thời gian công bố điểm chuẩn lớp 10 Nam Định năm 2024 là khi nào? Hồ sơ nhập học vào lớp 10 THPT tỉnh Nam Định ra sao? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xét trúng tuyển vào lớp 10 THPT tỉnh Nam Định ra sao?
Tại phần VI Công văn 780/SGDĐT-QLCLGD năm 2024 hướng dẫn việc nộp hồ sơ xét trúng tuyển đối với thí sinh dự thi lớp 10 tại nam Định như sau:
(1) Nộp hồ sơ xét trúng tuyển: Sau khi Sở GDĐT công bố kết quả thi và công bố điểm chuẩn, trường THPT thực hiện việc công khai danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển trên Cổng TTĐT và trên bảng tin của nhà trường để thí sinh được biết và thực hiện việc nộp hồ sơ xét trúng tuyển. Hồ sơ của thí sinh gồm:
- Phiếu ĐKDT hợp lệ (không bị tẩy xoá, nhàu nát và đã được trường THPT nơi thí sinh ĐKDT xác nhận);
- Bản chính bằng tốt nghiệp THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trong năm dự tuyển do cơ sở giáo dục cấp;
- Bản chính học bạ THCS;
- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh;
- Bản chính Giấy chứng nhận hưởng chế độ ưu tiên (nếu có) do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp;
- Đối với thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Nam Định nhưng tốt nghiệp THCS tại tỉnh khác phải có thêm một trong các loại giấy tờ sau: Bản sao CMND/CCCD; bản sao giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; bản sao CMND/CCCD của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của thí sinh;
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THCS từ những năm học trước: Nộp bản chính Giấy xác nhận không trong thời gian thi hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc phi phạm pháp luật do UBND xã, phường, thị trấn cấp.
(2) Thời gian nộp hồ sơ xét trúng tuyển: Theo thông báo của Sở GDĐT sau khi công bố kết quả thi và điểm chuẩn.
Chương trình học lớp 10 năm 2024 - 2025 các môn học nào?
Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tại Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, chương trình giáo dục phổ thông được chia thành 02 giai đoạn:
- Giáo dục cơ bản;
- Giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Trong đó, chương trình học lớp 10 thuộc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp bao gồm các môn sau:
(1) Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương
(2) Các môn học lựa chọn:
Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
(3) Chuyên đề học tập
Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học.
Ở mỗi lớp, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
(4) Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Mục tiêu của Chương trình giáo dục trung học phổ thông là gì?
Căn cứ Mục II Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu của Chương trình giáo dục trung học phổ thông được xác định như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?