Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang như thế nào theo quy định mới tính từ ngày 01/12/2023?

Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang được quy định như thế nào từ ngày 01/12/2023? anh B.G - Hà Nội.

Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang được quy định như thế nào từ ngày 01/12/2023?

Tại Điều 36 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có quy định dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang như sau:

Dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang
1. Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu, trưởng tàu hoặc lái tàu (trường hợp trong khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (trường hợp trong ga) phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng giải phóng tắc nghẽn giao thông.
2. Khi phải đỗ tàu trên đường ngang, thời gian đỗ không được vượt quá 03 phút trên đường ngang cấp I, cấp II, không được vượt quá 05 phút trên đường ngang cấp III trừ đường ngang theo quy định của pháp luật về giải quyết sự cỗ, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Theo đó, trừ đường ngang về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang từ ngày 01/12/2023 được quy định như sau:

- Đối với đường ngang cấp 1, cấp 2: Không được vượt quá 03 phút.

- Đối với đường ngang cấp 3: Không được vượt quá 05 phút.

Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang như thế nào theo quy định mới tính từ ngày 01/12/2023?

Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang như thế nào theo quy định mới tính từ ngày 01/12/2023? (Hình từ Internet)

Việc dừng, đỗ xe trong khu vực đường ngang được thực hiện ra sao theo quy định mới?

Từ ngày 01/12/2023, việc dừng, đỗ xe trong khu vực đường ngang được quy định tại Điều 32 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:

- Không được quay đầu xe, dừng xe, đỗ xe trong phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang.

- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hóa trên xe bị rơi, đổ không thể di chuyển ngay ra khỏi phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang, người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để nhanh chóng đưa phương tiện, hàng hóa ra khỏi phạm vi này.

Trường hợp điểm gần nhất của xe hoặc của hàng hóa cách mép ngoài của ray ngoài cùng nhỏ hơn 1,75 mét (m), người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để báo hiệu cho tàu dừng trước chướng ngại; đồng thời, phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện, hàng hóa ra cách mép ngoài của ray ngoài cùng tối thiểu 1,75 mét (m).

Biện pháp dừng tàu trước chướng ngại theo quy định tại Phụ lục VI Thông tư 29/2023/TT-BGTVT.

Xem chi tiết biện pháp dừng tàu trước chướng ngại vật theo quy định tại Phụ lục VI Thông tư 29/2023/TT-BGTVT

tại đây.

Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ đối với đường ngang được quy định thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 18 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT như sau:

Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ
1. Đối với đường ngang có người gác:
a) Biển ngừng:
Không đặt biển ngừng trên đường sắt tại đường ngang trong trường hợp đường ngang đã được lắp tín hiệu ngăn đường hoặc đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m);
Trường hợp còn lại, đặt “Biển ngừng” trên đường sắt phía nhà gác đường ngang, vị trí đặt cách mép đường bộ trở ra tối thiểu 03 mét (m) để ngăn tàu đi vào đường ngang khi chắn đường ngang chưa đóng hoàn toàn;
b) Tùy theo góc giao giữa đường sắt và đường bộ, đặt biển “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc biển “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt;
c) Đặt biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt.
2. Đối với đường ngang không có người gác, ngoài việc đặt biển báo hiệu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này, phải đặt các biển sau:
a) Trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt: đặt biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” đối với đường ngang có cần chắn tự động; đặt biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” đối với đường ngang không có cần chắn tự động;
b) Biển “Dừng lại” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt đối với đường ngang biển báo.
3. Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang phải đặt biển “Kéo còi”.
4. Kích thước, quy cách, vị trí đặt các biển báo hiệu đường sắt, đường bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.

Như vậy, hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ đối với đường ngang được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.

Kích thước, quy cách, vị trí đặt các biển báo hiệu đường sắt, đường bộ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.

Lưu ý: Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023 và thay thế Thông tư 25/2018/TT-BGTVT.

Đường ngang Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đường ngang
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi xây dựng mới đường ngang thì đoạn đường bộ tại đường ngang phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Hệ thống phòng vệ đường ngang khi xây dựng, lắp đặt vào đường ngang phải tuân thủ yêu cầu gì?
Pháp luật
Thời gian hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đường ngang công cộng là gì? Khi xây dựng mới đường ngang công cộng phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
Pháp luật
Thời gian được phép đỗ tàu trên đường ngang cấp 1 là không quá bao nhiêu phút theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Thời gian đóng chắn đường ngang có người gác trước khi tàu đến là bao lâu? Yêu cầu về hệ thống phòng vệ đường ngang như thế nào?
Pháp luật
Công trình cấp phép xây dựng đường ngang phải đáp ứng nguyên tắc gì về cấp, gia hạn giấy phép xây dựng?
Pháp luật
Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, khai thác, sử dụng, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang ra sao?
Pháp luật
Điều kiện về thời hạn khai thác, sử dụng đường ngang khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang là bao lâu?
Pháp luật
Người điều khiển phương tiện giao thông báo hiệu cho tàu dừng trước chướng ngại bằng các biện pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường ngang
930 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường ngang

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường ngang

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào