Thời gian khai giảng khóa học lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh là khi nào?

Cho tôi hỏi: Thời gian khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh là khi nào? Câu hỏi của anh Long đến từ Bình Định.

Thời gian khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh là khi nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục 3 Kế hoạch 673/KH-SNV năm 2023 hướng dẫn như sau:

NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Nội dung:
Chương trình bồi dưỡng Kế toán viên và Kế toán viên chính theo quy định của Bộ Tài chính
2. Thời lượng của chương trình
- Chương trình Kế toán viên: 8 tuần, tương đương 320 tiết.
- Chương trình Kế toán viên chính: 6 tuần tương đương 240 tiết. 3. Thời gian học
Dự kiến các lớp khai giảng từ tháng 4 năm 2023, thời gian học như sau: - Lớp trong giờ hành chính: 02 ngày trong tuần (thứ 3 - thứ 5 hoặc thứ 4 - thứ 6). - Lớp 01 ngày trong giờ hành chính và 01 ngày ngoài giờ hành chính (thứ 7). 4. Hình thức và địa điểm:
Theo Thông báo nhập học.
5. Số lượng:
Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhu cầu của cơ quan, đơn vị lập danh sách công chức, viên chức tham dự (xếp theo thứ tự ưu tiên) gửi về Sở Nội vụ.

Trên cơ sở nhu cầu và chỉ tiêu đào tạo, Sở Nội vụ sẽ thông báo danh sách công chức, viên chức chính thức tham dự khóa học.

Như vậy theo quy định trên thời gian dự kiến khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 năm 2023.

Thời gian khai giảng khóa học lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Thời gian khai giảng khóa học lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)

Lớp học bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh dành cho đối tượng nào?

Căn cứ tại Mục II Kế hoạch 673/KH-SNV năm 2023 hướng dẫn lớp học bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh dành cho đối tượng sau:

- Chương trình Kế toán viên:

+ Công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp Chuyên viên hoặc tương đương nhưng chưa được chuyển ngạch/chức danh nghề nghiệp Kế toán viên do thiếu chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán viên.

+ Công chức, viên chức đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp, Kế toán viên trung cấp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn (về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng) thi nâng ngạch, thăng hạng lên Kế toán viên.

- Chương trình Kế toán viên chính:

+ Công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp Kế toán viên chính hoặc tương đương nhưng chưa tham gia bồi dưỡng chương trình ngạch Kế toán viên chính;

+ Công chức, viên chức đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp Kế toán viên đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn (về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng) thi nâng ngạch, thăng hạng lên Kế toán viên chính.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 36/2018/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BTC) quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như sau:

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; đóng góp của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức đóng góp, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác (nếu có) theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác (nếu có) và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Trường hợp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nguồn kinh phí thực hiện theo các Chương trình, Đề án đó.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng khác áp dụng Thông tư này do cá nhân, nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Thông tư 06/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2023.

Xem toàn bộ Kế hoạch 673/KH-SNV năm 2023: Tại đây.

Kế toán viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Không có bằng ngoại ngữ có thể làm kế toán viên được không?
Pháp luật
Chứng chỉ ACCA là gì? Ai nên học chứng chỉ ACCA? Kế toán viên được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán viên chính là gì? Mã số chức danh nghề nghiệp của kế toán viên chính?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán viên hạng 3? Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kế toán viên để được thăng hạng lên kế toán viên chính?
Pháp luật
Mã số chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán của kế toán viên hạng III? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ kế toán viên lên kế toán viên chính từ 21/10/2024 là gì?
Pháp luật
Kế toán viên là gì? Chứng chỉ kế toán viên được cấp cho người có phẩm chất đạo đức như thế nào?
Pháp luật
Có được cấp chứng chỉ kế toán viên trong trường hợp không có bằng kế toán mà có bằng đại học chuyên ngành ngân hàng không?
Pháp luật
Kế toán viên có thể trở thành thành viên tổ thẩm định đấu thầu khi có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán viên hạng II, III, IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ 21/10/2024?
Pháp luật
Toàn văn Thông tư 66 quy định chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán từ ngày 21/10/2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế toán viên
4,161 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế toán viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế toán viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào