Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật khám bệnh chữa bệnh mới nhất là bao lâu?
- Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật khám bệnh chữa bệnh mới nhất là bao lâu?
- Quy định chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đã được cấp trước ngày 1/1/2024 như thế nào?
- Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn như thế nào?
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật khám bệnh chữa bệnh mới nhất là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
(1) Chức danh bác sĩ
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
(2) Chức danh y sỹ
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
(3) Chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
(4) Chức danh dinh dưỡng lâm sàng
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
(5) Chức danh cấp cứu viên ngoại viện
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
(6) Chức danh tâm lý lâm sàng
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật khám bệnh chữa bệnh mới nhất là bao lâu? (Hình từ Internet)
Quy định chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đã được cấp trước ngày 1/1/2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ quy định chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đã được cấp trước ngày 1/1/2024 như sau:
(1) Người đã bắt đầu thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng chưa hoàn thành việc thực hành được lựa chọn thực hành theo một trong các quy định sau đây:
- Lựa chọn 1: Tiếp tục thực hành theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Kết quả thực hành được sử dụng để đề nghị cấp giấy phép hành nghề, trong đó phạm vi hành nghề thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
- Lựa chọn 2: Thực hành theo quy định tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP
(2) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 được tiếp tục sử dụng như giấy phép hành nghề đến khi được chuyển đổi theo quy định tại (3)
Trong đó phạm vi hành nghề được thực hiện theo phạm vi hành nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3). Việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thành giấy phép hành nghề được thực hiện khi thực hiện thủ tục gia hạn như sau:
- Bắt đầu áp dụng quy định về thời hạn hiệu lực là 05 năm đối với chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật này từ năm 2030;
- Chứng chỉ hành nghề quy định trên sẽ hết hiệu lực vào năm 2035. Ngày hết hiệu lực được xác định theo ngày tháng ghi trên chứng chỉ hành nghề đã được cấp;
- Nếu muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề có trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Người hành nghề có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp nếu không còn làm việc tại các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế thì thực hiện thủ tục gia hạn tại Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(4). Việc điều chỉnh, cấp lại, đình chỉ, thu hồi và xử lý sau khi bị đình chỉ, thu hồi đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thực hiện theo quy định của Luật - Khám bệnh, chữa bệnh s2023 và quy định tại mục 1 Chương VIII Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Thời hạn của giấy phép hành nghề được tính từ thời điểm cấp lại giấy phép hành nghề
(5). Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nha công đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước tiếp tục có giá trị sử dụng mà không cần chuyển đổi thành giấy phép hành nghề.
(6). Trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề theo chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 muốn chuyển đổi thành giấy phép hành nghề trước thời điểm quy định tại (3) phải lập hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp mới theo quy định tại Điều 130 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và phải nộp lại chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
(7). Trường hợp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 gửi về cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
(8). Trong giai đoạn hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề chưa được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 gửi về cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề.
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
2. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;
b) Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
Theo đó, việc bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?