Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm công việc vận hành, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí năm 2022?
- Thời giờ làm việc của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí?
- Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí?
Thời giờ làm việc của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí?
Đối với quy định về thời giờ làm việc của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí thì tại Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BCT thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đường ống phân phối khí, công trình khí quy định cụ thể như sau:
Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể như sau:
(1) Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày.
(2) Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.
Đối với trường hợp làm thêm giờ thì tại Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BCT thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đường ống phân phối khí, công trình khí quy định như sau:
(1) Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại Điều 4 Thông tư này.
(2) Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
(3) Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.
(4) Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm công việc vận hành, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí năm 2022?
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí?
Nghỉ trong giờ làm việc đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về nghỉ trong giờ làm việc đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí cụ thể như sau:
(1) Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động.
(2) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí
Đối với quy định về nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí thì tại Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định cụ thể như sau:
(1) Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tuân thủ quy định tại Điều 110, Điều 112 và Điều 115 Bộ luật lao động.
(2) Nghỉ hàng năm tuân thủ quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động. Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ chuyển phiên.
Nghỉ chuyển phiên đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí
Trường hợp nghỉ chuyển phiên đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí thì tại Điều 8 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định cụ thể như sau:
Sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc theo phiên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày nghỉ bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí cụ thể như sau:
(1) Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm việc của người lao động trong Nội quy lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Hàng năm, trước ngày 15 tháng 01 báo cáo Bộ Công Thương tình hình thực hiện Thông tư này và báo cáo đột xuất trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư 12/2022/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 09/9/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?