Thời hạn báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 là khi nào?
Thời hạn báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 là khi nào?
"Thời hạn báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024" như sau:
Căn cứ theo Mục IV Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 nêu rõ:
IV. VỀ TIẾN ĐỘ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TỔNG KẾT
1. Trên cơ sở Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (tại Quyết định số 04-KH/BCĐ ngày 13/11/2024), Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW để chỉ đạo các nội dung thuộc trách nhiệm của Ban Cán sự đảng Chính phủ cần triển khai (theo phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương) (kèm theo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo và Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương).
2. Theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các bộ, ngành có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tổng kết và gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 31/12/2024 (bao gồm cả Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ).
3. Để bảo đảm tiến độ xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ, Bộ Nội vụ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hoàn thành Báo cáo, gửi về Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/12/2024.
4. Bộ Nội vụ chủ động xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ trên cơ sở Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và cập nhật kết quả của 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (tính đến ngày 30/9/2024). Sau khi nhận được báo cáo của các Bộ, ngành, Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp, rà soát và hoàn thiện Báo cáo, trình Ban Cán sự đảng Chính phủ vào ngày 25/12/2024 để kịp gửi Ban Chỉ đạo Trung ương vào ngày 31/12/2024.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Báo cáo, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương tiến hành tổ chức các hội nghị, hội thảo và khảo sát, làm việc với một số cơ quan, tổ chức để thống nhất định hướng tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (theo kế hoạch của Ban Tổ chức Trung ương).
Như vậy, thời hạn báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 như sau:
- Theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các bộ, ngành có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tổng kết và gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 31/12/2024 (bao gồm cả Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ).
- Để bảo đảm tiến độ xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ, Bộ Nội vụ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hoàn thành Báo cáo, gửi về Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/12/2024.
- Bộ Nội vụ chủ động xây dựng Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ trên cơ sở Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 và cập nhật kết quả của 07 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017(tính đến ngày 30/9/2024).
Sau khi nhận được báo cáo của các Bộ, ngành, Bộ Nội vụ sẽ tổng hợp, rà soát và hoàn thiện Báo cáo, trình Ban Cán sự đảng Chính phủ vào ngày 25/12/2024 để kịp gửi Ban Chỉ đạo Trung ương vào ngày 31/12/2024.
Thời hạn báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 là khi nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá tác động sơ bộ của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ thế nào?
Căn cứ theo Mục III Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 nêu rõ đánh giá tác động sơ bộ của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ như sau:
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn như sau:
- Có 13 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ (giảm 05 Bộ).
- Có 04 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 04 cơ quan thuộc Chính phủ).
- Tổ chức bên trong: Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối, giảm mạnh các tổng cục, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục.
Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ thì về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay. Phương án này có ưu điểm, hạn chế và tác động như sau:
- Ưu điểm:
+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đối với một số lĩnh vực theo yêu cầu Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017, Nghị quyết 56/2017/QH14, Kết luận 74-KL/TW, Kết luận 50-KL/TW năm 2023, Kết luận 62-KL/TW năm 2023, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm; đồng thời, điều chỉnh hợp lý về phân công quản lý nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực, khắc phục chồng chéo, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ.
+ Cùng với việc sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy Chính phủ nêu trên sẽ thực hiện sắp xếp lại tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng đội ngũ và tinh giản biên chế một cách triệt để gắn với thực hiện chính sách thu hút người có tài năng vào khu vực công theo đúng chủ trương chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng.
- Hạn chế: (1) Do số lượng cơ quan thuộc diện sắp xếp lớn, phạm vi tác động rộng, không tránh khỏi sự tác động đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người đang giữ chức vụ lãnh đạo. (2) Thực hiện phương án sắp xếp này thì quy mô, phạm vi của một số Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực sẽ lớn, đặt ra yêu cầu cao đối với người đứng đầu Bộ và đội ngũ lãnh đạo Bộ. Vì vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ trong công tác nhân sự để bảo đảm triển khai phương án đồng bộ, hiệu quả.
- Đánh giá tác động:
+ Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ liên quan đến điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của một số bộ, cơ quan ngang bộ đang được quy định tại các luật chuyên ngành (qua rà soát 247 luật thì có 113 luật đang quy định về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thuộc đối tượng sắp xếp nêu trên). Khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, thì sẽ có quy định điều khoản chuyển tiếp như sau: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một số bộ, cơ quan ngang bộ đã được quy định tại các luật, pháp lệnh hiện hành, nhưng nay có sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức theo Nghị quyết này, thì được chuyển giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ tương ứng kể từ ngày các cơ quan này được sắp xếp lại. Giao Chính phủ quyết định việc phân định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định những vấn đề trong các luật chuyên ngành đang giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ theo quy định của Hiến pháp.
+ Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Mục tiêu tổng quát được đề ra tại Nghị quyết 18 ra sao?
Căn cứ Mục 2 Phần II Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 nêu rõ mục tiêu tổng quát như sau:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?