Thời hạn cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bao lâu?
- Thời hạn cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bao lâu?
- Thành phần hồ sơ cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nước ngoài bao gồm những gì?
- Hình thức cho vay lưu vụ đối với hoạt động cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nước ngoài là gì?
Thời hạn cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 28 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Thời hạn cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.
2. Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng; đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên thời hạn cho vay phục vụ hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng như sau:
- Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam: thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng.
- Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam: thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
Thời hạn cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nước ngoài bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (một cụm từ được đính chính bởi khoản 4 Điều 1 Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017) quy định như sau:
Lưu giữ hồ sơ cho vay
1. Tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay, bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị vay vốn;
b) Thỏa thuận cho vay;
c) Báo cáo thực trạng tài chính do khách hàng gửi tổ chức tín dụng trong thời gian vay vốn: Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán đối với trường hợp khách hàng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình tài chính của khách hàng theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng;
d) Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay;
đ) Quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;
e) Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay do tổ chức tín dụng hướng dẫn.
2. Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ cho vay; thời hạn lưu giữ hồ sơ cho vay thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nước ngoài đối với khách hàng bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị vay vốn.
- Thỏa thuận cho vay.
- Báo cáo thực trạng tài chính do khách hàng gửi tổ chức tín dụng trong thời gian vay vốn:
+ Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Báo cáo tài chính đã kiểm toán đối với trường hợp khách hàng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo tình hình tài chính của khách hàng theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
- Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay.
- Quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua.
- Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay do tổ chức tín dụng hướng dẫn.
Hình thức cho vay lưu vụ đối với hoạt động cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nước ngoài là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Phương thức cho vay
Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay như sau:
1. Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
2. Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
3. Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
...
Như vậy theo quy định trên cho vay lưu vụ là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?