Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo quy định tại Điều 2 của Thông tư này là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có thời hạn định kỳ chuyển đổi từ đủ 03 đến 05 năm. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu? (Hình từ internet)

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu? (Hình từ internet)

Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi từ 2025?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định về danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi như sau:

- Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.

- Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.

- Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.

- Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.

- Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Trên đây là danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi từ 2025.

*Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2025. Các đối tượng thuộc diện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT đã được chuyển đổi theo quy định tại Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT trước ngày 14/1/2025 thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, tính thời gian giữ vị trí công tác để rà soát định kỳ chuyển đổi theo thời hạn quy định tại Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT.

Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông hiện nay thế nào?

Căn cứ tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông hiện nay như sau:

- Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

- Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 bao gồm:

+ Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

+ Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục 2019.

Theo đó, cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông hiện nay được thực hiện theo quy định đã nêu trên.

Chuyển đổi vị trí công tác
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?
Pháp luật
Thông tư 19/2024 quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo thế nào?
Pháp luật
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào?
Pháp luật
Toàn văn Thông tư 27/2024/TT-BTC 2024 thời hạn chuyển đổi vị trí công chức không giữ chức vụ lãnh đạo lĩnh vực tài chính thế nào?
Pháp luật
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nào trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế phải thực hiện định kỳ chuyển đổi năm 2024?
Pháp luật
Công chức, viên chức nào sẽ định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ tại địa phương?
Pháp luật
Bắt buộc cán bộ, công chức cấp sổ đỏ phải chuyển đổi công tác định kỳ có đúng không? Có mấy phương thức chuyển đổi công tác?
Pháp luật
Những công việc nào chuyển đổi vị trí công tác định kỳ trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường tại chính quyền địa phương từ ngày 06/02/2023?
Pháp luật
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực Đầu tư phải thực hiện định kỳ chuyển đổi năm 2022? Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao lâu?
Pháp luật
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức ngành xây dựng là bao lâu? Tối đa có phải 5 năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển đổi vị trí công tác
85 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển đổi vị trí công tác

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi vị trí công tác

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào