Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NN&PTNT ở địa phương là bao lâu?
- Vị trí công tác là gì? Có mấy trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác?
- Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện như thế nào?
- Trường hợp nào áp dụng việc chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NNT&PTNT ở địa phương?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NN&PTNT ở địa phương là bao lâu?
Mới đây ngày 25/05/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại chính quyền địa phương.
Vị trí công tác là gì? Có mấy trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác?
Vị trí công tác là những công việc, nhiệm vụ gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay, thông qua vị trí công tác có thể biết được chính xác bạn làm trong phòng ban nào, làm trong lĩnh vực nào và có nhiệm vụ chính cần thực hiện ra sao.
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác bao gồm:
- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Như vây, có 05 trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định trên.
Bên cạnh đó, tại Điều 39 Nghị định 59/2019/NĐ-CP cũng quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt bao gồm:
- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi:
+ Vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó
+ Việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
- Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NN&PTNT ở địa phương? (Hình internet)
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo đó:
- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
- Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào áp dụng việc chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NNT&PTNT ở địa phương?
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT quy định Thông tư này áp dụng đối với:
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành NN&PTNT ở địa phương là bao lâu?
Tại Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT quy định:
* Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi bao gồm:
- Quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm.
- Kiểm dịch động vật.
- Kiểm lâm.
- Kiểm soát thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh động vật, gia súc, gia cầm.
- Theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh, thú y, thủy sản.
Tại Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT quy định:
*Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc quy định tại Điều 2 Thông tư này là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
- Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm được phân công làm việc ở vị trí công tác đó của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
*Về thực hiện và chịu trách nhiệm được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT như sau:
- Do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành.
- Đồng thời Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Thông tư này gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp, kiểm tra theo quy định.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết.
Thông tư 01/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?