Thời hạn giải quyết thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH năm 2023 của người hưởng đã chết là bao lâu?
- Thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã chết năm 2023 có những thay đổi nào?
- Thời hạn giải quyết thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã chết là bao lâu ?
- Mẫu Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần được quy định như thế nào?
- Chế độ tử tuất đối với người đóng Bảo hiểm xã hội đang hưởng lương hưu mà người hưởng đã chết như thế nào?
Ngày 04/4/2023, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Quyết định 538/QĐ-BHXH năm 2023 về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH.
Thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã chết năm 2023 có những thay đổi nào?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm Quyết định 538/QĐ-BHXH năm 2023 có nêu về trình tự thủ tục hành chính “Truy lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của người hưởng đã chết nhưng còn chế độ chưa nhận” như sau:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần (mẫu số 3-CBH) ban hành kèm theo Quyết định số 523/QĐ-BHXH năm 2023
+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử (xuất trình) (Trường hợp nếu đã đề nghị cơ quan BHXH giải quyết hưởng trợ cấp mai táng/chế độ tử tuất thì không cần phải xuất trình Trích lục khai tử)
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Lập, nộp hồ sơ
+ Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
+ Bước 3: Nhận kết quả
- Cách thức thực hiện
+ Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH
+ Nhận kết quả: Tiền mặt tại cơ quan BHXH
Năm 2023, thời hạn giải quyết thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã chết là bao lâu ? (Hình internet)
Thời hạn giải quyết thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã chết là bao lâu ?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 538/QĐ-BHXH năm 2023 có quy định:
- Thời hạn giải quyết
+ Giải quyết và chi trả ngay cho người hưởng, chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện: Thân nhân của người hưởng được các thân nhân khác thống nhất ủy quyền để lập Giấy đề nghị nhận lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã chết nhưng còn chế độ chưa nhận.
- Cơ quan thực hiện TTHC: BHXH tỉnh/huyện
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần (mẫu số 3-CBH ban hành kèm theo Quyết định số 523/QĐ-BHXH ngày 31/3/2023)
- Không có yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
Mẫu Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần được quy định như thế nào?
- Mẫu Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần theo Mẫu số 3-CBH ban hành kèm theo Quyết định 523/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:(Mẫu số 3-CBH)
Tải Giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần tại đây: tải
+ Mục đích của giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần:
Để thân nhân của người hưởng được lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH trong trường hợp người đang hưởng chết nhưng còn những tháng chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.
+ Đơn vị lập giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần:
Thân nhân, đại diện cho các thân nhân của người hưởng được lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH trong trường hợp người đang hưởng chết.
+ Phương pháp lập giấy đề nghị nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần:
Giấy này do thân nhân người hưởng lập gửi cơ quan BHXH để lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp BHXH của người đang hưởng đã từ trần có chế độ BHXH chưa nhận. Chỉ kê khai đối với thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con.
Chế độ tử tuất đối với người đóng Bảo hiểm xã hội đang hưởng lương hưu mà người hưởng đã chết như thế nào?
Theo quy định, người đóng Bảo hiểm xã hội đang hưởng lương hưu khi qua đời sẽ được hưởng các khoản trợ cấp sau:
- Một là: Trợ cấp mai táng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với mức hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu qua đời.
Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
...
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
- Hai là, hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu thuộc các trường hợp được hưởng theo quy định tại Điều 67 Luật Bảo hiểm năm 2014.
Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
...
b) Đang hưởng lương hưu;
...
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Theo Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hàng tháng được tính như sau:
Mức trợ cấp tuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
Như vậy, người đóng Bảo hiểm xã hội đang hưởng lương hưu mà chết thì thân nhân của người này có thể nhận được những khoản trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng theo các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?