Thời hạn thực hiện chỉ tiêu và báo cáo kết quả tuyển chọn vào công an nhân dân là bao lâu?
Thời hạn thực hiện chỉ tiêu và báo cáo kết quả tuyển chọn vào công an nhân dân là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 16 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định tuyển công dân vào Công an nhân dân quy định như sau:
Thời hạn thực hiện chỉ tiêu và báo cáo kết quả tuyển chọn
1. Thời hạn thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân là 12 tháng, kể từ ngày ban hành thông báo của Cục Tổ chức cán bộ. Sau thời gian này, Công an đơn vị, địa phương tuyệt đối không được tuyển chọn theo chỉ tiêu đã thông báo (trừ trường hợp báo cáo được Bộ trưởng đồng ý). Trường hợp vì lý do khách quan (phải kéo dài thời gian thẩm tra, xác minh, kết luận về tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe, văn bằng đối với người dự tuyển) Công an đơn vị, địa phương trao đổi và được sự thống nhất bằng văn bản của Cục Tổ chức cán bộ trước khi tiếp tục thực hiện. Thời gian gia hạn trong trường hợp này không quá 02 tháng và chỉ được gia hạn một lần.
2. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày công bố các quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức công dân vào Công an nhân dân, Công an đơn vị, địa phương phải báo cáo kết quả tuyển chọn về Cục Tổ chức cán bộ để phục vụ công tác quản lý. Nội dung báo cáo gồm: Chỉ tiêu tuyển, số lượng ứng viên dự tuyển theo từng chỉ tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện của từng ứng viên, quy trình thành lập hội đồng, trình tự tổ chức xét tuyển, xác định người trúng tuyển và quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức.
Theo như quy định trên thì thời gian thực hiện chỉ tiêu tuyển chọn vào công an nhân dân là trong 12 tháng kể từ khi có thông báo của Cục Tổ chức cán bộ.
Trong vòng 15 ngày kể từ khi công bố các quyết định tạm tuyển, tuyển chọn chính thức công dân vào công an nhân dân thì phải báo cáo kết quả tuyển chọn về Cục Tổ chức cán bộ.
Thời hạn thực hiện chỉ tiêu và báo cáo kết quả tuyển chọn vào công an nhân dân là bao lâu?(Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận công dân vào công an nhân dân được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 18 Dự thảo lần 2 Thông tư Quy định tuyển công dân vào Công an nhân dân quy định như sau:
Tiếp nhận vào Công an nhân dân
1. Đối tượng tiếp nhận
a) Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
b) Người đã từng là cán bộ Công an nhân dân chuyển ngành nay có nguyện vọng trở lại công tác trong Công an nhân dân.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện của người thuộc diện tiếp nhận
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều 4 Thông tư này và và tự nguyện phục vụ lâu dài trong Công an nhân dân;
b) Bảo đảm các tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, văn bằng, chứng chỉ, sức khỏe quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 5 và điểm a, khoản 3 Điều 5 Thông tư này; không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc đang xem xét kỷ luật; còn thời gian phục vụ ở vị trí việc làm sau khi tiếp nhận theo quy định.
c) Trường hợp tiếp nhận để bố trí giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân, yêu cầu phải là đảng viên, có tối thiểu 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận (trừ trường hợp người đã từng cán bộ Công an nhân dân) và đang giữ chức vụ tương đương (hoặc phải đang trong quy hoạch vào chức vụ tương đương) trong hệ thống chính trị theo quy định.
3. Hồ sơ của người thuộc diện tiếp nhận: Bao gồm các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
4. Đối với việc tiếp nhận để bố trí làm sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (không giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy), thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương phải thành lập Hội đồng kiểm tra. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra và việc tổ chức kiểm tra, trình tự thực hiện tiếp nhận thực hiện tương tự như Hội đồng tuyển chọn và trình tự tuyển chọn quy định tại các Điều 9, 10, 11 và 12 Thông tư này.
5. Đối với việc tiếp nhận để bố trí giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân do cấp ủy, lãnh đạo Công an đơn vị, địa phương xem xét, đề xuất, quyết định. Người thuộc diện tiếp nhận phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Về thẩm quyền quyết định tiếp nhận và bố trí giữ chức vụ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về phân công trách nhiệm giữa Công an các cấp về một số vấn đề trong công tác tổ chức cán bộ của lực lượng Công an nhân dân.
Theo đó, công dân được tiếp nhận vào công an nhân dân phải bảo đảm đúng đối tượng được xét tuyển vào công an nhân dân và có đầy đủ các điều kiện để tham dự xét tuyển vào công an nhân dân.
Việc tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.
2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, công dân phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với vị trí công tác và có nguyện vọng phục vụ trong lực lượng công an nhân dân thì mới được tuyển chọn vào công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?