Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?
- Mức phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản lên đến 2 tỷ đồng theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 0/5/2024 đúng không?
- Có những hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản nào?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Hiện hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, từ ngày 20/5/2024, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với tất cả hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đều lên đến 02 năm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024? (Hình từ Internet)
Mức phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản lên đến 2 tỷ đồng theo quy định mới nhất áp dụng từ ngày 0/5/2024 đúng không?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, mức phạt tiền một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với cá nhân tối đa là 1.000.000.000 đồng. Tổ chức vi phạm hành vi tương ứng bị phạt gấp 02 lần mức phạt này.
Do đó, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ 20/52024 có thể bị phạt lên đến 2.000.000.000 đồng.
Có những hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản gồm:
- Đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hình thức xử phạt chính áp dụng trong lĩnh vực thủy sản là phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong lĩnh vực thủy sản như sau:
+ Buộc thả thủy sản, giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng;
+ Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền;
+ Buộc thả bổ sung loài thủy sản theo quy định;
+ Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng loài thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, trường hợp không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy thủy sản hoặc giống thủy sản hoặc thức ăn thủy sản hoặc sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
+ Buộc chủ tàu cả chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, xử lý về nước;
+ Buộc nộp lại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản chấp thuận, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
+ Buộc vây bắt, tiêu diệt loài thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống;
+ Buộc thu hồi thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
+ Buộc hủy bỏ kết quả đăng kiểm;
+ Buộc di dời hoặc phá dỡ công trình nuôi trồng thủy sản;
+ Buộc tái xuất tàu cá nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất tàu cá thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá hoặc đánh đắm tàu cá;
+ Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng tàu cá hoặc phá dỡ tàu cá;
+ Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định;
+ Buộc tàu cá nước ngoài (trừ tàu Công ten nơ) vận chuyển thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh vào Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
+ Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm;
+ Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy.
- Vi phạm hành chính nhiều lần hoặc tái phạm trong lĩnh vực thủy sản là tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp được quy định là hành vi vi phạm hành chính trong Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?