Thông điệp dữ liệu điện tử trong tố tụng dân sự được hiểu là gì? Thông điệp dữ liệu được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự khi nào?
Dữ liệu điện tử trong hoạt động tố tụng dân sự được hiểu là gì?
Căn cứ Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:
Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Theo đó dữ liệu điện tử là 1 nguồn chứng cứ được sử dụng trong tố tụng dân sự.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hiện nay không có quy định về khái niệm dữ liệu điện tử. Tuy nhiên có thể tham khảo Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định như sau:
Dữ liệu điện tử
1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Theo đó, dữ liệu điện tử được hiểu là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
Thông điệp dữ liệu điện tử trong tố tụng dân sự được hiểu là gì? Thông điệp dữ liệu được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự khi nào?
Thông điệp dữ liệu điện tử trong tố tụng dân sự được hiểu là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Đồng thời căn cứ khoản 3 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định
Xác định chứng cứ
...
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Theo đó, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Thông điệp dữ liệu được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự khi nào?
Căn cứ Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:
Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, thông điệp dữ liệu có thể được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự khi:
- Có thật
- Được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định
- Được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không.
Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu trước Tòa sẽ được xác định dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2005:
Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Theo đó, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu trước Tòa sẽ được xác định vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?