Thống nhất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xuống 75 tuổi? Trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH ra sao?

Cho tôi hỏi: Có phải Chính phủ thống nhất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xuống 75 tuổi? Trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH ra sao? - Câu hỏi của cô Hương (Lâm Đồng).

Chính phủ thống nhất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xuống 75 tuổi?

Ngày 28/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 114/NQ-CP năm 2023 Tại đây Phiên họp Chính phủ tháng 7/2023 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Theo đó, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 về chuyên đề xây dựng pháp luật, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đánh giá dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nhiều nội dung phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống an sinh xã hội và người lao động.

Chính phủ cơ bản thống nhất đối với các vấn đề như giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi; mở rộng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...

Như vậy, tại Phiên họp Chính phủ tháng 7/2023, Chính phủ đã thống nhất nội dung sửa đổi "giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi".

Dự kiến, nếu nội dung này tại Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được thông qua và áp dụng, độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội còn 75 tuổi.

Thống nhất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xuống 75 tuổi? Trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH ra sao?

Thống nhất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xuống 75 tuổi? Trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH ra sao? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH trong thực hiện dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) ra sao?

Căn cứ nội dung Nghị quyết 114/NQ-CP năm 2023, trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH trong thực hiện dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được xác định như sau:

- Thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về bảo hiểm xã hội; tiếp tục tổng kết quy định pháp luật liên quan và tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, đánh giá đầy đủ cơ sở lý luận và căn cứ để xác định các vấn đề cần kế thừa, các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện hoặc các vấn đề cần bãi bỏ; tổ chức lấy ý kiến các đối tượng tác động, tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế; thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với hoạt động kiểm tra, giám sát; đa dạng hóa nguồn lực để huy động tổ chức thực hiện luật…

- Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần khá phức tạp, có ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế, xã hội nên có thể đưa ra 02 phương án để xin ý kiến Quốc hội, trong đó cần thể hiện quan điểm, căn cứ để lựa chọn phương án cụ thể và nghiên cứu quy định các biện pháp thiết thực hỗ trợ, khuyến khích người lao động tự nguyện bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.

- Về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội cần tổng hợp hai phương án để xin ý kiến Quốc hội, trong đó thể hiện rõ về phương án được lựa chọn, xác định tổng mức chi phí quản lý Bảo hiểm xã hội cụ thể của mỗi phương án trên cơ sở đánh giá đầy đủ cơ sở lý luận, thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế.

- Thống nhất về việc cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bổ thêm chính sách, tăng thêm quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người dân, thể hiện chủ trương không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, hướng tới đạt mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Mục tiêu đến năm 2030 có 60% người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 có nội dung như sau:

2.2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn đến năm 2021:
Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
Giai đoạn đến năm 2025:
Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Giai đoạn đến năm 2030:
Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.

Trợ cấp hưu trí xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện để được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội của công dân Việt Nam từ ngày 01/07/2025 quy định như thế nào?
Pháp luật
Trợ cấp hưu trí xã hội cho người không có lương hưu là gì? Trợ cấp hưu trí xã hội là bao nhiêu?
Pháp luật
Người từ đủ 75 tuổi trở lên sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng theo Đề xuất tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)?
Pháp luật
Người không đóng bảo hiểm xã hội vẫn được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng đúng không?
Pháp luật
Bổ sung quy định về trợ cấp hưu trí xã hội? Sẽ giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đúng không?
Pháp luật
Trợ cấp hưu trí xã hội là gì? Những đối tượng nào được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo đề xuất mới nhất?
Pháp luật
Thống nhất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xuống 75 tuổi? Trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp hưu trí xã hội
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,234 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp hưu trí xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ cấp hưu trí xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào