Thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được khai thác trong những trường hợp nào theo Nghị định 154/2024?
Thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được khai thác trong những trường hợp nào theo Nghị định 154/2024?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 154/2024/NĐ-CP có quy định về các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú để phục vụ hoạt động tố tụng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu cư trú để phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Công dân được khai thác thông tin, tài liệu của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 5 Điều 14 Nghị định 154/2024/NĐ-CP khi khai thác thông tin cá nhân khác trong Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được sự đồng ý của cơ quan đăng ký cư trú và cá nhân là chủ thể của thông tin được khai thác.
Trường hợp khai thác thông tin của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của cơ quan đăng ký cư trú và một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 14 Nghị định 154/2024/NĐ-CP;
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
Thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được khai thác trong những trường hợp nào theo Nghị định 154/2024? (Hình từ internet)
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm:
- Số hồ sơ cư trú.
- Thông tin quy định tại khoản 1 đến khoản 15, khoản 21 đến khoản 25 Điều 9 và khoản 4 Điều 15 Luật Căn cước 2023.
- Tên gọi khác.
- Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.
- Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.
- Tình trạng khai báo tạm vắng, đối tượng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng, nơi đến trong thời gian tạm vắng, thời gian kết thúc tạm vắng.
- Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.
- Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.
- Tiền án.
- Tiền sự.
- Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.
- Xóa án tích.
- Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã, truy tìm, đình nã.
- Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.
*Nghị định 154/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2025.
Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú hiện nay?
Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú được quy định tại Điều 7 Luật Cư trú 2020 như sau:
- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
- Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
- Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
- Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
- Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.
- Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.
- Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú.
- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
- Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
- Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
- Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không 2025 theo Nghị định 168? Quy định lắp gương chiếu hậu xe máy?
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh mới nhất? Cách viết mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh? Tải về?
- Thời điểm trừ điểm giấy phép lái xe là khi nào? Trừ điểm như thế nào khi cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?
- Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng?