Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như sau:

(1) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người, đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.

(2) Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:

- Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người và pháp luật có liên quan;

- Mục đích, thủ đoạn, hành vi mua bán người và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2024;

- Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;

- Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người;

- Chống xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân;

- Các biện pháp bảo vệ và chính sách hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; kết quả xử lý vụ việc mua bán người theo quy định của pháp luật;

- Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.

(3) Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

- Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;

- Cung cấp tài liệu;

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động thông tin cơ sở;

- Thông qua hoạt động ngoại khóa tại cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;

- Sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính;

- Thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp;

- Thông qua tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;

- Các hình thức phù hợp khác.

(4) Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, khuyến khích sự tham gia của nạn nhân vào công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người.

(5) Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người lao động tại các khu công nghiệp, người làm việc tại cơ sở kinh doanh casino, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xoa bóp và người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có nhiều công dân kết hôn với người nước ngoài, đi làm việc ở nước ngoài, địa bàn có tình hình mua bán người diễn biến phức tạp.

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Quản lý về an ninh, trật tự phòng chống mua bán người như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về quản lý về an ninh, trật tự phòng chống mua bán người như sau:

Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý về an ninh, trật tự có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Quản lý đăng ký cư trú, quản lý xuất nhập cảnh trên địa bàn, nắm rõ biến động dân cư có liên quan đến hoạt động mua bán người;

- Quản lý, giám sát đối tượng đã từng bị kết án về tội mua bán người và đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi mua bán người theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; việc định danh và xác thực điện tử; thông tin về tàng thư, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người;

- Tuần tra, kiểm soát tại biên giới, khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển và hải đảo nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người;

- Quản lý chặt chẽ mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính để phòng, chống mua bán người;

- Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh để phòng, chống mua bán người;

- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu để phòng, chống mua bán người.

Quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng để thực hiện hành vi mua bán người như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về quản lý vhoạt động kinh doanh, dịch vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng để thực hiện hành vi mua bán người như sau:

(1) Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây phải được quản lý, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng để thực hiện hành vi mua bán người:

- Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xoa bóp; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet; kinh doanh dịch vụ việc làm, cho thuê lại lao động, tư vấn du học, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú;

- Hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nuôi con nuôi;

- Hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác dễ bị lợi dụng để mua bán người.

(2) Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh, dịch vụ quy định tại (1) để phòng, chống mua bán người.

Lưu ý: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Phòng chống mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống mua bán người
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
73 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống mua bán người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống mua bán người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào