Thông tư 02/2023/TT-TANDTC về giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự, hành chính tại Tòa án?
- Thông tư 02/2023/TT-TANDTC về giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự, hành chính tại Tòa án?
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính như thế nào?
- Xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước như thế nào?
Thông tư 02/2023/TT-TANDTC về giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự, hành chính tại Tòa án?
Ngày 24/8/2023 Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) ban hành Thông tư 02/2023/TT-TANDTC về hướng dẫn thi hành Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính tại Tòa án.
Theo đó, Thông tư hướng dẫn thi hành Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính tại Tòa án có 9 Điều .
Đối tượng áp dụng Thông tư 02/2023/TT-TANDTC gồm có:
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Cá nhân, pháp nhân được người quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
- Người thi hành công vụ, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Thông tư 02/2023/TT-TANDTC về giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự, hành chính tại Tòa án? (Hình từ internet)
Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính như sau:
(1) Đối với vụ án hình sự:
Tòa án đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án hình sự có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi vụ án có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị can, bị cáo là người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự có hành vi quy định tại Điều 17, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
- Hành vi của bị can, bị cáo bị truy tố gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có liên quan với nhau;
- Có yêu cầu bồi thường của người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
(2) Đối với vụ án hành chính:
Tòa án đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi vụ án có đủ các điều kiện sau đây:
- Người bị kiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015 và Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có liên quan với nhau;
- Có yêu cầu bồi thường của người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Tòa án không giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự khi bị can, bị cáo là người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại quy định tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp này được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương V Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC, quy định xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước như sau:
- Tòa án được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Khi tiến hành nghị án, Hội đồng xét xử phải thảo luận, xác định hành vi của người thi hành công vụ có trái pháp luật, có gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hay không. Nội dung này phải được ghi vào biên bản nghị án.
- Trường hợp xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hội đồng xét xử xác định thiệt hại được bồi thường; xem xét, quyết định các vấn đề về bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định.
- Trường hợp xác định hành vi của người thi hành công vụ không trái pháp luật hoặc không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hội đồng xét xử quyết định không chấp nhận yêu cầu bồi thường trong bản án, quyết định.
Thông tư 02/2023/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?