Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ NLĐ làm ở nước ngoài thế nào?

Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ NLĐ làm ở nước ngoài thế nào? - Câu hỏi của chị D.N (Bình Dương).

Đối tượng được hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng hỗ trợ như sau:

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

- Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo.

Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện;

- Tạo điều kiện để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.

Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ NLD làm ở ngước ngoài thế nào?

Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ NLĐ làm ở nước ngoài thế nào?

Đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

(1) Đối tượng hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022.

- Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cư trú trên địa bàn các huyện nghèo (không bao gồm các địa bàn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030), xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

- Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.

(2) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Bảo đảm đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu của người lao động và nội dung hỗ trợ như sau:

+ Người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo (bao gồm cả thời gian tham gia giáo dục định hướng), trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; chi phí khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp; giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động;

+ Một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số, người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới.

Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực khi nào?

Theo Điều 16 Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH quy định điều khoản thi hành như sau:

Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 6 năm 2024.
2. Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Thông tư số 02/2023/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hết liệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quyết định đã được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.

Như vậy, Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 6 năm 2024.

Mô hình giảm nghèo
Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đề cương xây dựng Dự án phát triển mô hình giảm nghèo hỗ trợ phát triển đặc thù là mẫu nào?
Pháp luật
Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ NLĐ làm ở nước ngoài thế nào?
Pháp luật
Đối tượng đươc hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo năm 2022 theo Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mô hình giảm nghèo
913 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mô hình giảm nghèo Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mô hình giảm nghèo Xem toàn bộ văn bản về Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào