Thông tư 03/2024/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Tài nguyên nước xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thế nào?
- Thông tư 03/2024/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Tài nguyên nước xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thế nào?
- Trường hợp nào phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt?
- Ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa được xác định ra sao?
Thông tư 03/2024/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Tài nguyên nước xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thế nào?
Căn cứ tại Điều 10, 11 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT nêu rõ phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt như sau:
(1) Đối với công trình khai thác nước mặt:
- Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, mương, rạch để cấp cho sinh hoạt là vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình (bao gồm cả phần phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch mà công trình đó khai thác), được quy định như sau:
+ Trường hợp công trình khai thác nước có quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 1.000 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;
Không nhỏ hơn 800 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du;
+ Trường hợp công trình khai thác nước có quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 1.500 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi;
Không nhỏ hơn 1.000 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.
- Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập dâng để cấp cho sinh hoạt được tính từ vị trí khai thác nước của công trình và được quy định như sau:
+ Không nhỏ hơn 1.500 m từ vị trí khai thác nước đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa, đập dâng trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa, phạm vi bảo vệ đập;
+Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định nêu trên.
(2) Đối với công trình khai thác nước dưới đất:
- Đối với công trình khai nước dưới đất trong tầng chứa nước có áp thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được xác định cho từng giếng khai thác và không nhỏ hơn 3 m tính từ miệng giếng.
- Đối với công trình khai nước dưới đất trong tầng chứa nước không áp thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được xác định cho từng giếng khai thác và không nhỏ hơn 20 m tính từ miệng giếng.
Như vậy, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được xác định khác nhau trong công trình khai thác nước mặt và công trình khai thác nước dưới đất.
Thông tư 03/2024/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Tài nguyên nước xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt thế nào?
Trường hợp nào phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT nêu rõ công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt (sau đây gọi chung là công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, bao gồm:
- Công trình khai thác nước mặt có quy mô trên 100 m3/ngày đêm.
- Công trình khai thác nước dưới đất có quy mô trên 10 m3/ngày đêm
Ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa được xác định ra sao?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định tổ chức xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa như sau:
- Trường hợp phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nằm trên địa bàn một tỉnh:
+ Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi thông báo về kế hoạch xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh trên thực địa đến Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh và tổ chức, cá nhân đầu tư, quản lý, vận hành công trình khai thác nước để phối hợp thực hiện việc xác định ranh giới phạm vi, vị trí đặt biển chỉ dẫn vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa.
+ Sau khi hoàn thành việc xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi thông báo tới Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả hoàn thành.
- Trường hợp phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì việc tổ chức xác định ranh giới phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh ngoài thực địa được thực hiện trên địa bàn từng tỉnh, thành phố theo quy định quy định trên.
Sau khi hoàn thành việc xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi thông báo tới Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Quản lý tài nguyên nước về kết quả hoàn thành.
Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?