Thông tư 03/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu thế nào?
Nợ xấu là gì? Nợ xấu được xác định thế nào theo Thông tư 03/2024/TT-NHNN?
Căn cứ tại khoản 7a Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-NHNN và điểm c khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-NHNN xác định khoản nợ xấu như sau:
- Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;
- Nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.
Như vậy, nợ xấu bao gồm nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.
Thông tư 03/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu thế nào?
Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường là gì?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được sửa đổi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-NHNN quy định điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường như sau:
Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường
1. Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
2. Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ.
3. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
4. Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường thì trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó còn phải đáp ứng điều kiện chưa đến hạn thanh toán và đang không bị phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, để được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường thì các khoản nợ xấu phải đáp ứng điều kiện sau:
- Là khoản nợ xấu theo quy định nêu trên;
- Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
- Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, trong đó phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau:
+ Hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, hợp đồng ủy thác cấp tín dụng, hợp đồng mua bán nợ, hợp đồng mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm phải thể hiện rõ các quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng;
+ Khoản nợ xấu chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của tổ chức tín dụng;
+ Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật tại thời điểm mua, bán nợ.
Công ty Quản lý tài sản căn cứ quy định của pháp luật liên quan để xác định khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ.
- Khách hàng vay còn tồn tại;
- Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 19/2013/TT-NHNN vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân hoặc mức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ.
- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
- Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường thì trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó còn phải đáp ứng điều kiện chưa đến hạn thanh toán và đang không bị phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư 03/2024/TT-NHNN có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Thông tư này bãi bỏ khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.
Như vậy, Thông tư 03/2024/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?