Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ra sao?
- Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn?
- Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp như thế nào?
- Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định dựa trên căn cứ nào?
Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Ngày 12/9/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ trung ương đến địa phương.
Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn từ trung ương đến địa phương gồm:
- Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; phòng Kinh tế thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn? (Hình từ internet)
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT, quy định như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
2. Gắn với tiêu chuẩn ngạch công chức, đảm bảo nguyên tắc một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
3. Mỗi vị trí việc làm có tên gọi, các công việc và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, các mối quan hệ trong công việc, phạm vi và quyền hạn, các yêu cầu về phẩm chất cá nhân, trình độ, năng lực.
4. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Liên hệ tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức
1. Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
5. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm có như sau:
- Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định trên cơ sở nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
+ Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
+ Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
+ Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
+ Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
- Gắn với tiêu chuẩn ngạch công chức, đảm bảo nguyên tắc một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
- Mỗi vị trí việc làm có tên gọi, các công việc và tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, các mối quan hệ trong công việc, phạm vi và quyền hạn, các yêu cầu về phẩm chất cá nhân, trình độ, năng lực.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT, quy định căn cứ xác định vị trí việc làm như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm
Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Liên hệ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định dựa trên các căn cứ sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/11/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?