Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra sao?
Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra sao?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, Thông tư 19/2023/TT-NHNN được áp dụng đối với 03 nhóm đối tượng sau:
(1) Hội đồng giám sát bao gồm: Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước.
(2) Hội đồng tiêu hủy tiền bao gồm: Hội đồng tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Hội đồng tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước
(3) Các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước; các cơ sở in, đúc tiền và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền in, đúc hỏng (sau đây gọi là giám sát tiêu hủy tiền).
Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được quy định tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-NHNN hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được quy định như sau:
- Hội đồng giám sát do Thống đốc quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ.
- Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được tổ chức thành Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc và Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam; Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được tổ chức theo cơ sở in, đúc tiền.
- Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng giám sát: Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là lãnh đạo Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo Cục Quản trị, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát và thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam.
- Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng giám sát: lãnh đạo Vụ Kiểm toán nội bộ;
+ Các ủy viên gồm:
01 lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát;
01 lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Quản trị.
- Hội đồng giám sát họp định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng giám sát. Các thành viên Hội đồng giám sát làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng giám sát về nhiệm vụ được phân công.
- Giúp việc Hội đồng giám sát là Tổ giúp việc Hội đồng giám sát (sau đây gọi là Tổ giúp việc) được quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
Phó Chủ tịch, các Ủy viên và thư ký Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền có các nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2023/TT-NHNN thì nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch, các Ủy viên và thư ký Hội đồng như sau:
- Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng giám sát;
+ Khi được ủy quyền, Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát thay mặt Chủ tịch Hội đồng giám sát chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát;
+ Chỉ đạo, điều hành trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ giám sát; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Tổ giúp việc và ký các văn bản, báo cáo kết quả giám sát tại Cụm giám sát tiêu hủy được giao phụ trách.
- Ủy viên Hội đồng giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, chỉ đạo của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát;
+ Kiểm tra, giám sát và đôn đốc các thành viên Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 9 Thông tư 19/2023/TT-NHNN;
+ Tham mưu cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền.
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng giám sát, Thư ký Cụm giám sát tiêu hủy tiền có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Thực hiện các nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng giám sát quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 19/2023/TT-NHNN;
+ Theo dõi quá trình giám sát tiêu hủy tiền; tổng hợp số liệu, lập các báo cáo tổng hợp kết quả tiêu hủy tiền theo các Mẫu số 10, 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
Thông tư 19/2023/TT-NHNN thay thế Thông tư 07/2017/TT-NHNN và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?