Thông tư 20/2024/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy áp dụng từ ngày 05/12/2024?
- Thông tư 20/2024/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy áp dụng từ ngày 05/12/2024?
- Quy định về kỹ thuật đối với khung xe mô tô hai bánh, khung xe gắn máy hai bánh theo quy chuẩn QCVN 30:2024/BGTVT như thế nào?
- Quy định về quản lý đối với khung xe mô tô hai bánh, khung xe gắn máy hai bánh theo quy chuẩn QCVN 30:2024/BGTVT?
Thông tư 20/2024/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Ngày 03/06/2024, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 20/2024/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 30:2024/BGTVT) quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với khung xe mô tô hai bánh, khung xe gắn máy hai bánh (sau đây gọi là khung).
- QCVN 30:2024/BGTVT áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu khung; cơ sở sản xuất, lắp ráp xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với khung.
Tuy nhiên, QCVN 30:2024/BGTVT không áp dụng đối với các khung sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Thông tư 20/2024/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung xe mô tô, xe gắn máy áp dụng từ ngày 05/12/2024? (Hình từ Internet)
Quy định về kỹ thuật đối với khung xe mô tô hai bánh, khung xe gắn máy hai bánh theo quy chuẩn QCVN 30:2024/BGTVT như thế nào?
Tại Mục 2 QCVN 30:2024/BGTVT quy định về kỹ thuật đối với khung xe mô tô hai bánh, khung xe gắn máy hai bánh như sau:
(1) Quy định chung
- Kết cấu và thông số kỹ thuật của khung phù hợp với tài liệu kỹ thuật của cơ sở đăng ký thử nghiệm cung cấp:
+ Sai số khối lượng khung theo đăng ký của cơ sở đăng ký thử nghiệm nhưng không vượt quá ± 10%
+ Sai số kích thước chiều dày các chi tiết chính của khung (ống cổ, thân chính, thân khung) theo đăng ký của cơ sở đăng ký thử nghiệm nhưng không vượt quá ± 10%.
+ Sai số kích thước bao của mặt cắt ngang các chi tiết chính của khung (ống cổ, thân chính, thân khung) và các kích thước chiều dài khác theo đăng ký của cơ sở đăng ký thử nghiệm nhưng không vượt quá ± 5%.
- Khung không được có vết nứt, gãy.
- Mối hàn trên khung (đối với khung có kết cấu hàn) không được bong, nứt.
- Các mối ghép trên khung như mối ghép đinh tán, mối ghép bu lông, các loại mối ghép khác (nếu có) phải chắc chắn.
- Khung có khả năng chống han gỉ bằng cách sử dụng vật liệu chế tạo hoặc lớp phủ bảo vệ. Lớp phủ bảo vệ (nếu có) không được bong tróc, phồng rộp.
- Khung phải được đóng mã nhận dạng khung trên chi tiết cố định của khung hoặc trên tấm kim loại gắn cố định trên khung và phải là duy nhất. Mã nhận dạng khung có thể trùng mã nhận dạng phương tiện (VIN). Trường hợp mã nhận dạng khung không trùng với mã VIN, mã nhận dạng khung phải bao gồm các ký tự để nhận biết được nhà sản xuất khung, dây chuyền sản xuất, kiểu dáng, năm sản xuất và số thứ tự sản xuất (trừ trường hợp khung nhập khẩu để thay thế, bảo hành).
(2) Quy định về độ bền khung
- Khung phải được thử nghiệm độ bền theo điểm 2.3.3 của QCVN 30:2024/BGTVT.
- Sau khi thử nghiệm độ bền khung theo điểm 2.3.3 của QCVN 30:2024/BGTVT, khung không bị biến dạng, không bị nứt, gãy; các mối hàn, mối ghép không bị hư hỏng, phá hủy.
(3) Phương pháp thử
- Quan sát để kiểm tra bề mặt khung, mối hàn, bề mặt lớp phủ bảo vệ, mã nhận dạng khung.
- Quan sát, dùng tay lay, lắc để kiểm tra độ chắc chắn của mối ghép (nếu có).
- Thử nghiệm độ bền khung
Khung được thử nghiệm trên thiết bị theo điểm 2.3.3.1 và 2.3.3.2 của Quy chuẩn này.
Quan sát để kiểm tra tình trạng khung sau khi thử độ bền.
+ Thử nghiệm độ bền khung với tải trọng tĩnh
Hình 1. Hình minh họa sơ đồ thử nghiệm độ bền khung với tải trọng tĩnh
Trong đó, yêu cầu giá trị của các lực:
F1 ≥ 7000 N; F2 ≥ 2500 N; F3 ≥ 2000 N
Duy trì đồng thời lực tác dụng của F1, F2, F3 lên khung trong thời gian ít nhất 15 phút.
+ Thử độ bền khung với tải trọng động
Khung được thử nghiệm trên thiết bị theo một trong hai phương pháp như hình 2 hoặc hình 3 dưới đây.
Phương pháp 1. Thử trên thiết bị tạo dao động bằng vấu cam và quả lô
Hình 2. Hình minh họa sơ đồ thiết bị tạo dao động bằng vấu cam và quả lô
Trong đó:
P1 là tổng khối lượng người và hàng hóa cho phép chở của loại xe tương ứng.
P2 là tổng khối lượng các cụm chi tiết, tổng thành, phụ kiện được đặt, treo lên khung.
Đường kính quả lô: ≥ 750 mm
Chiều cao vấu cam: từ 15 mm đến 25 mm
Số vấu cam: ≥ 2
Số chu kỳ thử: tối thiểu 5 x 105 chu kỳ
Vận tốc vòng n: từ 120 vòng/phút đến 160 vòng/phút
Phương pháp 2. Thử trên thiết bị tạo dao động bằng vấu cam và con đội
Hình 3. Hình minh họa sơ đồ thiết bị tạo dao động bằng vấu cam và con đội
Trong đó:
P1 là tổng khối lượng người và hàng hóa cho phép chở của loại xe tương ứng.
P2 là tổng khối lượng các cụm chi tiết, tổng thành, phụ kiện được đặt, treo lên khung.
Chiều cao vấu cam h: từ 15 mm đến 25 mm
Số chu kỳ thử: tối thiểu 5 x 105 chu kỳ
Vận tốc vòng n: từ 120 vòng/phút đến 160 vòng/phút
Quy định về quản lý đối với khung xe mô tô hai bánh, khung xe gắn máy hai bánh theo quy chuẩn QCVN 30:2024/BGTVT?
Tại Mục 3 QCVN 30:2024/BGTVT quy định về quản lý đối với khung xe mô tô hai bánh, khung xe gắn máy hai bánh theo quy chuẩn QCVN 30:2024/BGTVT như sau:
- Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Khung sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện, phụ tùng xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh.
- Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
Khi đăng ký thử nghiệm, cơ sở đăng ký cung cấp tài liệu kỹ thuật và mẫu thử như sau:
+ Tài liệu kỹ thuật
++ Bản vẽ tổng thể của khung và các bản vẽ ống cổ, thân chính, thân khung.
++ Bản đăng ký thông số kỹ thuật gồm ít nhất các thông tin được quy định tại Phụ lục QCVN 30:2024/BGTVT
+ Mẫu thử
01 khung thành phẩm đã có mã nhận dạng khung.
01 khung thành phẩm đã có mã nhận dạng khung, được lắp hệ thống treo, hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển và yên xe.
- Báo cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo thử nghiệm đối với các nội dung thử nghiệm được quy định tại Điều 2 QCVN 30:2024/BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?