Thông tư 36/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe như thế nào?
Thông tư 36/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe như thế nào?
Ngày 16/11/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Tải về Toàn văn Thông tư 36/2024/TT-BYT
Cụ thể, Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Lưu ý: Không áp dụng đối với người điều khiển xe gắn máy.
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng như sau:
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chia theo 3 nhóm, cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe hạng Al, BI và người điều khiển xe máy chuyên dùng;
+ Nhóm 2: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng A và B;
+ Nhóm 3: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.
- Người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 nếu có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hạng Al sang giây phép lái xe hạng A theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024: Áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe Nhóm 1 để khám sức khỏe.
- Việc khám sức khỏe đối với người khuyết tật đề nghị cấp giấy phép lái xe hạng Al hoặc cấp giấy phép lái xe hạng B quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024: Áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT để khám sức khỏe nhưng không phải khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp.
Thông tư 36/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ khám sức khỏe người lái xe bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 36/2024/TT-BYT có quy định về hồ sơ khám sức khỏe người lái xe như sau:
1. Hồ sơ khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô:
a) Thực hiện theo mẫu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 34 Thông tư số 32/2023/TT-BYT;
b) Bổ sung nội dung hạng giấy phép lái xe vào mục 7 (nghề nghiệp)
Theo đó, hồ sơ khám sức khỏe đối với người lái xe bao gồm:
- Đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.
- Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô:
+ Thực hiện theo mẫu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT;
+ Bổ sung nội dung hạng giấy phép lái xe vào mục 7 (nghề nghiệp).
Quy định chuyển tiếp về khám sức khỏe người lái xe thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
- Giấy khám sức khỏe và số khám sức khỏe định kỳ của người lái xe được cấp trước ngày Thông tư 36/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy khám sức khỏe và sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYTBGTVT.
- Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe ban hành tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe bản giấy đã in, được tiếp tục sử dụng và phải tuân thủ hướng dẫn ghi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.
Trường hợp cơ sở in mới giấy khám sức khỏe phải tuân thủ mẫu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT.
- Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe ban hành tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT bản giấy đã in được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025 và ghi bổ sung nội dung quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện khám sức khỏe lái xe trước ngày Thông tư 36/2024/TT-BYT có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện mà không phải công bố lại trừ các trường hợp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 69 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe trước ngày Thông tư 36/2024/TT-BYT có hiệu lực:
+ Trường hợp đã công bố đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe trước ngày Thông tư 36/2024/TT-BYT có hiệu lực: được thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người hành nghề lái xe ô tô theo quy định tại Thông tư 36/2024/TT-BYT;
+ Trường hợp không đủ điều kiện khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Da liễu, Ngoại khoa thì được phép ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khám các chuyên khoa nêu trên.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, cơ sở phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư 36/2024/TT-BYT.
*Thông tư 36/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?