Thư từ chối ứng viên là gì? Hướng dẫn viết thư từ chối ứng viên chuyên nghiệp, tinh tế dành cho nhà tuyển dụng?
Thư từ chối ứng viên là gì?
Thư từ chối ứng viên là thư được nhà tuyển dụng gửi cho các ứng viên không được chọn vào giai đoạn tiếp theo trong quá trình tuyển dụng.
Cùng với thư chúc mừng đi tiếp dành cho những ứng cử viên tiềm năng, thư từ chối cũng cần được gửi đến những ứng viên chưa phù hợp với vị trí công việc. Việc gửi thư từ chối cho những ứng viên không được chọn cũng là một việc quan trọng. Bất kỳ một ứng viên nào cũng đều xứng đáng nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng.
Khi bạn thể hiện sự trân trọng với ứng viên thông qua một lá thư từ chối chuyên nghiệp, bạn có thể để lại ấn tượng tốt cho họ. Từ đây, họ có thể chia sẻ những phản hồi và đánh giá tích cực về doanh nghiệp cũng như việc làm được doanh nghiệp đăng tuyển.
Ngoài ra, việc bị từ chối cũng là cơ hội cho ứng viên học hỏi và phát triển. Một lá thư với những phản hồi hữu ích và trung thực từ phía nhà tuyển dụng, người đã dành thời gian đánh giá kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên có thể giúp họ cải thiện bản thân. Điều này cũng sẽ giúp họ trở thành một ứng viên phù hợp nếu một cơ hội việc làm tương tự xuất hiện trong tương lai.
Hơn nữa, khi ứng viên chính thức nhận được thư từ chối từ phía nhà tuyển dụng, họ có thể tiếp tục cố gắng vì những cơ hội khác, không còn vướng mắc với cơ hội việc làm mà họ không được chọn.
Thư từ chối ứng viên là gì? Hướng dẫn viết thư từ chối ứng viên chuyên nghiệp, tinh tế dành cho nhà tuyển dụng? (Hình từ internet)
Hướng dẫn viết thư từ chối ứng viên chuyên nghiệp, tinh tế dành cho nhà tuyển dụng?
Có thể tham khảo cách viết thư từ chối ứng viên dưới đây:
Một lá thư từ chối chuyên nghiệp, tinh tế cần bao gồm những yếu tố sau:
- Thông tin cá nhân của ứng viên
- Cảm ơn
- Phản hồi
- Mời ứng tuyển lại
- Lời chúc
(1) Thông tin cá nhân của ứng viên:
Khi viết thư từ chối cho một ứng viên, hãy thêm tên riêng cũng như vị trí công việc mà người đó ứng tuyển. Điều này thể hiện rằng bạn thực sự dành thời gian cho họ.
(2) Cảm ơn:
Việc cảm ơn ứng viên không chỉ là phép lịch sự tối thiểu mà còn thể hiện sự trân trọng đối với thời gian và sự nỗ lực của ứng viên khi ứng tuyển. Do đó, cần cảm ơn ứng viên vì sự quan tâm của họ đối với doanh nghiệp cũng như vị trí việc làm đang tuyển dụng.
Điều này sẽ giúp ứng viên có cái nhìn thiện cảm và tích cực hơn về việc bị từ chối, từ đó có khả năng tái ứng tuyển.
(3) Phản hồi:
Ở phần này, nhà tuyển dụng cần giải thích một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu về lý do mà ứng viên không được lựa chọn tham gia vòng tiếp theo. Việc từ chối một các khéo léo sẽ giúp ứng viên giảm bớt nỗi thất vọng.
Để thể hiện sự chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng nên đưa ra một số đánh giá trên tinh thần xây dựng để giúp ứng viên bổ sung các kiến thức, kỹ năng của bản thân để sẵn sàng cho những cơ hội việc làm trong tương lai.
(4) Mời ứng tuyển lại
Nếu bạn thấy rằng ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, hoặc phù hợp với một vị trí việc làm khác, hãy cho họ biết bạn hy vọng họ sẽ tiếp tục ứng tuyển khi có cơ hội. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đó không phải một ứng viên tiềm năng, bạn có thể bỏ qua phần này.
(5) Lời chúc
Để kết thúc thư từ chối ứng viên, hãy cảm ơn họ một lần nữa và chúc họ may mắn khi tìm kiếm một cơ hội việc làm khác. Điều này sẽ giúp để lại ấn tượng lâu dài về công ty của bạn.
Tham khảo một số mẫu thư từ chối ứng viên:
Mẫu 01:
Tiêu đề email: Về việc ứng tuyển của bạn tới [tên công ty] Gửi [tên ứng viên], Cảm ơn vì sự quan tâm của bạn đối với [tên công ty] và vị trí [tên vị trí việc làm]. Sau khi xem xét các hồ sơ nhận được, chúng tôi rất tiếc không thể chọn bạn đi tiếp. Ban tuyển dụng đánh giá cao thời gian bạn dành để ứng tuyển. Chúc bạn may mắn trong quá trình tìm việc và mong rằng có thể hợp tác với bạn ở những vị trí việc làm khác trong tương lai. Trân trọng, [Tên người hoặc bộ phận tuyển dụng]. |
Mẫu 02:
Tiêu đề email: Về việc ứng tuyển của bạn tới [tên công ty] Thân gửi [tên ứng viên], Chúng tôi thuộc bộ phận nhân sự thuộc [tên công ty] nhận được hồ sơ ứng tuyển của bạn. Rất cám ơn vì sự quan tâm của bạn đối với vị trí [tên vị trí việc làm]. Tuy nhiên, sau khi xem xét các hồ sơ, chúng tôi nhận thấy bạn chưa phù hợp để chọn vào vòng phỏng vấn. Chúc bạn may mắn trong quá trình tìm việc sau đó và hi vọng sẽ có cơ hội được hợp tác với bạn trong tương lai. Trân trọng, Ký tên |
Người lao động có thể tìm kiếm việc làm bằng cách nào?
Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền làm việc của người lao động như sau:
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Theo như quy định nêu trên thì người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Người lao động có thể tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình bằng cách:
- Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động.
- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?