Thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc thẩm quyền của Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế như thế nào?
- Thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc thẩm quyền của Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm những gì?
- Thời hạn giải quyết bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc thẩm quyền của Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế là bao lâu?
Thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc thẩm quyền của Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 16 Mục VIII Phần B thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc thẩm quyền của Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm: Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm, Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Phòng, trình Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Vụ bằng văn bản về nhu cầu, chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự, dự kiến phân công công tác và đề xuất, giới thiệu nhân sự cụ thể dự kiến bổ nhiệm;
Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Phòng, Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Vụ xem xét, có Nghị quyết về chủ trương bổ nhiệm và phê duyệt nhân sự cụ thể dự kiến bổ nhiệm.
Bước 2: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Vụ, người đại diện của Tập thể lãnh đạo cấp Vụ hoặc người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của tổ chức cấp Vụ phối hợp với Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Phòng tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự.
Bước 3: Cấp ủy của tổ chức cấp Vụ có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
Bước 4: Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Vụ thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín theo Mẫu phiếu 12 do tổ chức cấp Vụ phát hành, có đóng dấu treo của tổ chức cấp Vụ
Bước 5: Tổ chức cấp Vụ xin ý kiến kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm, hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm.
Tổ chức cấp Vụ xin ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế nhận xét, đánh giá và nhất trí đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm chức vụ cấp trưởng của tổ chức cấp Phòng.
Bước 6: Đối với việc bổ nhiệm chức vụ cấp trưởng của tổ chức cấp Phòng, tổ chức cấp Vụ gửi hồ sơ bổ nhiệm cho Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế. Đối với việc bổ nhiệm chức vụ cấp phó tổ chức cấp Phòng, người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của tổ chức cấp Vụ trình người đứng đầu tổ chức cấp Vụ ký quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền.
Bước 7: Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ bổ nhiệm chức vụ cấp trưởng của tổ chức cấp Phòng, dự thảo Quyết định bổ nhiệm, trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực ký Quyết định bổ nhiệm chức vụ cấp trưởng tổ chức cấp Phòng thuộc các tổ chức cấp Vụ thuộc Bộ.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp
Thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc thẩm quyền của Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế như thế nào?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 16 Mục VIII Phần B thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm:
- Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu tổ chức hành chính ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu tổ chức hành chính đó quyết định).
- Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu, biên bản họp ở các bước trong quy trình bổ nhiệm.
- Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4 cm x 6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất.
- Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo tổ chức hành chính về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất.
- Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
- Văn bản nhận xét, đánh giá, nhất trí của Tập thể cấp ủy của tổ chức cấp Vụ. Văn bản nhận xét, đánh giá và nhất trí của Tập thể cấp ủy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm (đối với trường hợp nguồn nhân sự từ nơi khác đến).
- Văn bản của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế nhận xét, đánh giá và nhất trí đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ cấp trưởng, cấp phó các tổ chức cấp Vụ và cấp trưởng các tổ chức cấp Phòng.
- Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập cá nhân theo mẫu quy định.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
- Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở Y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Thời hạn giải quyết bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc thẩm quyền của Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 16 Mục VIII Phần B thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thời hạn iải quyết bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc thẩm quyền của Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế như sau:
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Vụ, người đại diện của Tập thể lãnh đạo cấp Vụ hoặc người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của tổ chức cấp Vụ phối hợp với Tập thể lãnh đạo tổ chức cấp Phòng tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?