Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện như thế nào? Hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên ra sao?
Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 có nêu rõ thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên như sau:
Bước 1: Người đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên tại Sở Tư pháp nơi người đó đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng;
Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên; nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Bước 3: Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lại công chứng viên.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm lại công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm lại công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm lại phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm lại.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm lại công chứng viên.
Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện như thế nào? Hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 có nêu rõ thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo Mẫu TP-CC-05 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp người được miễn nhiệm công chứng viên theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 có nêu rõ yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên như sau:
- Người được miễn nhiệm công chứng viên theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
- Người bị miễn nhiệm công chứng viên trong các trường hợp:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên;
+ Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
+ Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
+ Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Công chứng 2014 mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
+ Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
+ Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 Luật Công chứng 2014 tại thời điểm được bổ nhiệm.
Được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Công chứng 2014
- Người tại khoản 3 Điều 16 Luật Công chứng 2014 thuộc các trường hợp dưới đây thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên:
+ Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?