Thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được thực hiện như thế nào?
- Thành phần hồ sơ bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương gồm những gì?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương là gì?
Thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 2 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 quy định thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện:
- Cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp theo quy định;
- Trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng. Trường hợp từ chối phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp thẻ giám định viên tư pháp.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm 20 ngày quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp và 10 ngày cấp thẻ giám định viên tư pháp)
Thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 2 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 quy định hồ sơ bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương gồm:
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm;
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hoặc bản kê khai điều kiện năng lực phù hợp với tiêu chuẩn giám định viên tư pháp xây dựng quy định (nếu có).
- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong vòng 06 tháng gần nhất).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục 2 Phần B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 694/QĐ-BXD năm 2023 quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương như sau:
Trường hợp giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật
- Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng: phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về quy hoạch xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định;
- Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:
Phải đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng để thực hiện một trong các công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về hoạt động xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định;
- Đối với giám định sự tuân thủ các quy định của pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản: phải có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên về nhà ở và thị trường bất động sản, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định.
Trường hợp giám định tư pháp về chất lượng xây dựng công trình
- Đối với giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng: phải có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định;
- Đối với giám định chất lượng công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng; giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân hư hỏng công trình xây dựng: phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định.
Trường hợp giám định chi phí xây dựng công trình, giá trị nhà ở và bất động sản:
Phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc có kinh nghiệm quản lý nhà nước đủ 05 năm trở lên, phù hợp với đối tượng và nội dung giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?