Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện như thế nào theo quy định?
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BCT năm 2023, quy định trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nộp 01 bộ hồ sơ kèm theo bản điện tử định dạng “.doc” hoặc “.docx” đối với giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP và định dạng “.xls” hoặc “.xlsx” đối với tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP tới Văn phòng Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - Bộ Công Thương (tầng 5, số 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm, Hà Nội);
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành thẩm định.
- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng đa cấp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung Hồ sơ, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trả lại hồ sơ cho doanh nghiệp.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ: Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp nộp phí thẩm định, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ nếu doanh nghiệp không nộp phí thẩm định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản đề nghị doanh nghiệp bổ sung hồ sơ 1 lần trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo. Thời hạn thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung là 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung.
Bước 4:
- Trả lại hồ sơ: Trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung đúng thời hạn quy định hoặc hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP sau khi đã sửa đổi, bổ sung, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ bằng văn bản, nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, thông báo cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ và cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kèm theo bản sao các tài liệu quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Nghị định 40/2018/NĐ-CP cho các Sở Công Thương trên toàn quốc bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Thư điện tử;
- Hệ thống công nghệ thông tin quản lý bán hàng đa cấp của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện như thế nào theo quy định?
Yêu cầu, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BCT năm 2023 quy định yêu cầu, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
- Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;
- Thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP và Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
- Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam số tiền 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng;
- Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ;
- Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
- Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
- Trong trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đó phải có thời gian hoạt động bán hàng đa cấp trong thực tế tối thiểu là 03 năm liên tục ở một nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BCT năm 2023 quy định phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?