Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cấp địa phương như thế nào?
- Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cấp địa phương được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cấp địa phương gồm có những gì?
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới nhất?
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cấp địa phương được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục B Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 701/QĐ-BGTVT năm 2023, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cấp địa phương được thực hiện như sau:
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Đơn vị đăng kiểm có nhu cầu lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông - Xây dựng (sau đây gọi chung là Sở Giao thông vận tải).
+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp theo quy định, Sở Giao thông vận tải thông báo cho tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không phù hợp theo quy định, Sở Giao thông vận tải phải thông báo cho tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kiểm tra, đánh giá, Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế. Kết quả đánh giá được lập thành Biên bản theo mẫu quy định.
+ Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới với mã số đơn vị đăng kiểm.
Nếu kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc để tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm khắc phục và tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.
- Cách thức thực hiện: Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức trực tuyến.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cấp địa phương được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cấp địa phương gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục B Phần II Quyết định 701/QĐ-BGTVT 2023, Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới cấp địa phương gồm có:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu quy định.
+ Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị kèm theo các hồ sơ sau:
++ Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm;
++ Quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách bộ phận kiểm định;
++ Bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định, quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ và các văn bằng, chứng chỉ được chứng thực của từng cá nhân.
+ Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền và thiết bị kiểm tra;
+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền của địa phương (bản sao có chứng thực hoặc bản chính để đối chiếu).
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới nhất?
Điều kiện chung:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP, quy định về điều kiện chung như sau:
Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực theo quy định tại Nghị định này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP, quy định về điều kiện về cơ sở vật chất như sau:
+ Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
++ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
++ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
++ Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
++ Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
+ Xưởng kiểm định
++ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
++ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
++ Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
++ Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 139/2018/NĐ-CP.
+ Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP, quy định điều kiện về cơ cấu tổ chức nhân lực như sau:
+ Cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận sau:
++ Bộ phận lãnh đạo: Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách đơn vị đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm; trong đó có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại Điều 24 Nghị định Nghị định 139/2018/NĐ-CP;
++ Bộ phận kiểm định: Gồm phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện;
++ Bộ phận văn phòng: Gồm nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
+ Nhân lực của đơn vị đăng kiểm gồm:
++ Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 139/2018/NĐ-CP;
++ Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;
++ Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Các nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên trên dây chuyền kiểm định;
++ Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định 139/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?