Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu làm trang sức kể từ ngày 15/02/2023 được sửa đổi như thế nào?
Sửa thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu làm trang sức đúng không?
Ngày 30/12/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 24/2022/TT-NHNN sửa đổi các thông tư quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối.
Theo đó, nổi bật là nội dung sửa đổi quy định về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN như sau:
Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2012/TT-NHNN để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Lưu ý: Đối với các hồ sơ NHNN Việt Nam nhận được trước thời điểm Thông tư 24/2022/TT-NHNN có hiệu lực mà chưa được xem xét, xử lý thì tiếp tục xử lý theo phương thức quy định tại Thông tư 16/2012/TT-NHNN , Thông tư 34/2015/TT-NHNN , Thông tư 12/2016/TT-NHNN.
Thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 16/2012/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN) về thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập vàng để tái xuất sản phẩm như sau:
Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm
...
4. Thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm và thủ tục điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm hoặc điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 11, Điều 11a Thông tư này theo một trong ba cách thức sau:
(i) Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
(iii) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
b) Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
c) Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc, bản chính (tập tin định dạng PDF) hoặc được khai trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
d) Các tài liệu trong hồ sơ giấy là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp về việc sao từ bản chính.
Như vậy, Doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm hoặc điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 11, Điều 11a Thông tư này theo một trong ba cách thức sau:
(i) Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
(iii) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
- Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Trường hợp hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc, bản chính (tập tin định dạng PDF) hoặc được khai trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
- Các tài liệu trong hồ sơ giấy là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp về việc sao từ bản chính.
Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu làm trang sức kể từ ngày 15/02/2023 được sửa đổi như thế nào?
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải:
- Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
- Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
- Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
- Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thông tư 24/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?