Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật khi Giấy chứng nhận hết hạn như thế nào?
- Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật hiện nay có thời hạn trong bao lâu?
- Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật khi Giấy chứng nhận hết hạn gồm những gì?
- Quá trình cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật khi Giấy chứng nhận hết hạn được thực hiện ra sao?
- Việc duy trì điều kiện của vùng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật được quy định ra sao?
Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật hiện nay có thời hạn trong bao lâu?
Thời gian có hiệu lực của Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được quy định Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Hiệu lực Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 năm kể từ ngày cấp;
b) Ủy ban nhân dân có văn bản gửi Cơ quan thú y thông báo không có nguyện vọng duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh của vùng;
c) Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại vùng;
d) Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện vùng an toàn dịch bệnh quy định tại Điều 34 Thông tư này hoặc không thực hiện khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y;
đ) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
3. Cơ quan thú y đưa tên vùng ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với các vùng quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT nêu trên thì Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp.
Sau thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp thì giấy chứng nhận sẽ hết hiệu lực, Cơ quan thú y sẽ đưa tên vùng ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật khi Giấy chứng nhận hết hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật khi Giấy chứng nhận hết hạn gồm những gì?
Dựa vào quy định tại điểm b khoản 2 Điều 32 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT và khoản c tiểu mục 4 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023.
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật khi Giấy chứng nhận hết hạn bao gồm: 01 Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
Trong đó, số lượng hồ sơ là 01 bộ.
Quá trình cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật khi Giấy chứng nhận hết hạn được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT và khoản a tiểu mục 4 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023, quá trình cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật khi Giấy chứng nhận hết hạn được thực hiện như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ
- Ủy ban nhân dân nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh động vật đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp xã phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, vùng cấp huyện và cấp tỉnh gửi hồ sơ đến Cục Thú y.
- Ủy ban nhân dân gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Trong đó, hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Cục Thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng.
- Trường hợp không cấp lại, Cục Thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 1 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
Trong đó, Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp lại có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp lại.
Phí, lệ phí: Phí thẩm định đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần.
Việc duy trì điều kiện của vùng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT về duy trì điều kiện của vùng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật như sau:
Duy trì điều kiện của vùng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Duy trì điều kiện đối với vùng an toàn dịch bệnh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này. Thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được công nhận an toàn, bao gồm cả việc lấy mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 lần/12 tháng và gửi mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh tại vùng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.
3. Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào vùng theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
Như vậy, công tác duy trì điều kiện của vùng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung sau:
- Duy trì điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh.Thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được công nhận an toàn, bao gồm cả việc lấy mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 lần/12 tháng và gửi mẫu xét nghiệm bệnh
- Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh;
- Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học;
- Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?