Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương ra sao?
- Trình tự cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương ra sao?
- Thành phần, số lượng hồ sơ cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương gồm những gì?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương ra sao?
Trình tự cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT năm 2023 quy định trình tự cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương như sau:
Đối với trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền theo hình thức trực tuyến (nếu có) phù hợp với quy định tại Thông tư 21/2020/TT-BCT
Đối với trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ.
Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản.
Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2020/TT-BCT, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương ra sao? (Hình từ Internet)
Thành phần, số lượng hồ sơ cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT năm 2023 quy định thành phần, số lượng hồ sơ cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương như sau:
Thành phần hồ sơ cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương:
- Trường hợp thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở của đơn vị:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản hoặc giảm bớt một phần phạm vi hoạt động từ đơn vị đa được cấp giấy phép hoạt động điện lực, hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
++ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
++ Tài liệu chứng minh việc chuyển giao tài sản; tài liệu chứng minh việc chuyển giao nhân sự hoặc tài liệu về đội ngũ trực tiếp quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, chuyên gia tư vấn theo các quy định tương ứng tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 21/2020/TT-BCT.
Số lượng: 01 bộ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực
- Phí, lệ phí (nếu có): Theo quy định tại Thông tư số 106/2020/TT-BCT ngày 08/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm ngay sau thủ tục này):
+ Văn bản đề nghị cấp theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09 tháng 9 năm 2020.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
+ Đảm bảo yêu cầu, điều kiện như đối với trường hợp cấp mới;
+ Có sự thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép hoặc tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Như vậy, yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát điện có quy mô công suất dưới 03MW đặt tại địa phương như sau:
- Đảm bảo yêu cầu, điều kiện như đối với trường hợp cấp mới;
- Có sự thay đổi tên, địa chỉ trụ sở của đơn vị được cấp giấy phép hoặc tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhận chuyển giao tài sản từ đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?