Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào? Hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì?
- Hồ sơ xin thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam gồm có những giấy tờ gì?
- Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Trường hợp nào người nước ngoài được xét cho thường trú?
- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì để được xét cho thường trú tại Việt Nam?
Hồ sơ xin thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Thủ tục giải quyết cho thường trú
1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nên thì hồ sơ xin thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin thường trú;
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
- Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
- Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;
- Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào? Hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ internet)
Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam gồm có các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 2: Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú;
Trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Bước 3: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
Bước 5: Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Theo đó, thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo các bước như trên.
Trường hợp nào người nước ngoài được xét cho thường trú?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người nước ngoài được xét cho thường trú gồm có các trường hợp sau:
- Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
- Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì để được xét cho thường trú tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Điều kiện xét cho thường trú
1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Tại khoản 2 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Các trường hợp được xét cho thường trú
...
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người nước ngoài là nhà khóa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị thì mới đáp ứng điều kiện xét cho thường trú tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?