Thủ tục công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh mới nhất hiện nay ra sao?
Hồ sơ công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh gồm những gì?
Tại Điều 11 Nghị định 16/2023/NĐ-CP có quy định về hồ sơ công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh bao gồm:
- Tên doanh nghiệp; ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp; các sản phẩm, dịch vụ và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện trong 05 năm gần nhất;
- Báo cáo thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất;
- Báo cáo về tình hình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Mục tiêu, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo;
- Những nội dung khác liên quan đến việc công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
Thủ tục công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh mới nhất hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh mới nhất hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
1. Bộ trưởng: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định công nhận, công nhận lại đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
2. Tổ chức thực hiện công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh theo các quy định sau:
a) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và 06 tháng trước kỳ phải công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần biểu quyết do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu xây dựng Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; gửi 03 bộ Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 11 Nghị định này đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để đề nghị công nhận là doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, quyết định công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh nhưng không đáp ứng đồng thời các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Dựa vào khoản 2 Điều 10 Nghị định 16/2023/NĐ-CP nêu trên thì thủ tục công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh được thực hiện như sau:
- Thực hiện xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh gửi đến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ;
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, quyết định công nhận, công nhận lại doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
Điều kiện xác định doanh nghiệp kết hợp kinh tế là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2023/NĐ-CP về doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh như sau:
Doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
1. Là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường xuyên hoặc đột xuất; thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến bí mật quốc phòng, nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, dự án đầu tư trên các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh.
Như vậy, doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh đảm bảo đồng thời các điều kiện nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?