Thủ tục đăng ký khai tử cho người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện thế nào? Lệ phí đăng ký khai tử là bao nhiêu?
Lệ phí đăng ký khai tử cho người Việt Nam ở nước ngoài là bao nhiêu?
Theo Phụ lục 2 Biểu mức thu phí trong lĩnh vực ngoại giao ban hành kèm theo Thông tư 264/2016/TT-BTC quy định về mức phí đăng ký khai sinh tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác của Việt Nam được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài như sau:
Đăng ký khai tử: 5$/bản
Như vậy, mức phí khai cho người Việt Nam ở nước ngoài là 5$/bản.
Tại Điều 5 Thông tư 264/2016/TT-BTC và Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định các trường hợp miễn hoặc giảm phí, lệ phí khi đăng ký khai tử như sau:
- Miễn thu phí, lệ phí với các trường hợp sau đây:
+ Người nước ngoài là khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc chồng và các con cùng đi theo khách mời) của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ; hoặc do lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mời với tư cách cá nhân;
+ Viên chức, nhân viên hành chính kỹ thuật của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình (vợ hoặc chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc chồng và các con chưa thành niên) theo nguyên tắc có đi có lại;
+ Người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông hoặc giấy tờ đi lại thay hộ chiếu do nước ngoài cấp được miễn phí thị thực theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, theo quy định pháp luật Việt Nam hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
+ Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam;
+ Người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời trao đổi giữa các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố theo nguyên tắc có đi có lại;
+ Người có công với cách mạng, đất nước; người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
+ Các trường hợp do nhu cầu đối ngoại cần tranh thủ hoặc vì lý do nhân đạo, công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc gặp rủi ro;
+ Các trường hợp xin cấp thị thực nhưng được miễn phí thị thực theo quy định của Chính phủ Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận song phương.
- Người Việt Nam định cư tại Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Cam-pu-chia hoặc những nước đang có chiến tranh, dịch bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng được giảm các loại phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao (Phụ lục 1 và 2) ban hành kèm theo Thông tư 264/2016/TT-BTC.
- Đối với những trường hợp được miễn thu phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao theo quy định trên, tổ chức thu phí, lệ phí phải đóng dấu “miễn phí, lệ phí” (GRATIS) vào giấy tờ đã cấp.
Thủ tục đăng ký khai tử cho người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện thế nào? Lệ phí đăng ký khai tử là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký khai tử cho người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP quy định các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký khai tử đăng ký khai tử cho người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm: Tờ khai đăng ký khai tử (theo mẫu quy định) và giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay thế giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Thủ tục đăng ký khai tử cho người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP, người đăng ký khai tử đến cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam chết ở nước ngoài.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Người yêu cầu đăng ký khai tử xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Người đi đăng ký khai tử nộp hồ sơ đăng ký khai tử cho người Việt Nam ở nước ngoài gồm tờ khai đăng ký khai tử (theo mẫu quy định) và giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay thế giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc khai tử là đúng thì cán bộ lãnh sự ghi vào Sổ đăng ký khai tử, cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Thủ trưởng Cơ quan đại diện ký Trích lục khai tử cấp cho người đi đăng ký khai tử.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
Lưu ý: Theo Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:
Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định trên hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?