Thủ tục điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế ra sao?
- Thủ tục điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế ra sao?
- Hồ sơ điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế gồm những gì?
- Đối tượng nào phải thực hiện thủ tục điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế?
Thủ tục điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 12 Mục VIII Phần B thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế như sau:
Bước 1: Thực hiện quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự từ nơi khác đến.
- Trường hợp nhân sự do Tập thể cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng đề xuất từ nguồn nhân sự ngoài khoa/phòng.
- Tập thể cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng có văn bản đề xuất nhân sự từ nguồn nhân sự ngoài khoa/phòng trình Tập thể lãnh đạo đơn vị xem xét phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
Bước 2: Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu, nhiệm vụ công tác.
Bước 3: Làm việc với Tập thể cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng nơi nhân sự đang làm việc để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm; rà soát thẩm định nhân sự về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và xin ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự và ý kiến đồng ý bằng văn bản của Tập thể cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng nơi nhân sự đang làm việc.
Bước 4: Cùng nhân sự làm việc với khoa/phòng có nhu cầu bổ nhiệm:
+ Thông báo kết quả liên quan đến nhân sự; tóm tắt quá trình học tập công tác; trả lời các vấn đề có liên quan (nếu có).
+ Nhân sự công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập.
+ Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm của Tập thể cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm bằng phiếu kín theo Mẫu phiếu 12 do đơn vị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị.
Bước 5: Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% đồng ý thì do người đứng đầu khoa/phòng quyết định, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Tập thể lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định;
Trường hợp nhân sự do Tập thể lãnh đạo đơn vị dự kiến bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài khoa/phòng.
Căn cứ Nghị quyết của Tập thể lãnh đạo đơn vị, Phòng Tổ chức cán bộ đơn vị thực hiện theo trình tự sau:
- Trao đổi ý kiến với tập thể cấp ủy và lãnh đạo của khoa/phòng nơi tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm nhân sự.
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể cấp ủy và lãnh đạo; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch nhân sự.
- Gặp nhân sự được dự kiến bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định về nhân sự.
Bước 6. Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp xin ý kiến kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
Bước 7. Cấp ủy đơn vị có ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản về việc bổ nhiệm đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
Bước 8. Tập thể lãnh đạo đơn vị họp biểu quyết bằng phiếu kín do đơn vị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị.
Bước 9. Các ý kiến thảo luận tại các Hội nghị được ghi thành Biên bản. Tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu tại các khoa/phòng. Thành phần tham gia kiểm phiếu gồm đại diện Phòng Tổ chức cán bộ và đại diện Tập thể cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng.
Bước 10. Phiếu đã kiểm được niêm phong có chữ ký của đại diện tập thể cấp ủy và lãnh đạo khoa/phòng, đại diện Phòng Tổ chức cán bộ đơn vị và người chứng kiến (nếu có) và lưu giữ tại Phòng Tổ chức cán bộ của đơn vị.
Bước 11. Phòng Tổ chức cán bộ hoàn thiện hồ sơ và dự thảo Quyết định trình người đứng đầu đơn vị ký, ban hành.
Bước 12. Bộ trưởng ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với chức vụ viện trưởng các viện thuộc bệnh viện hạng đặc biệt đến hết khoản 9 Điều 39 Quyết định số 2969/QĐ-BYT năm 2021, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Thủ tục điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế ra sao?
Hồ sơ điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 12 Mục VIII Phần B thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định hồ sơ điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế gồm:
- Tờ trình về việc bổ nhiệm do Tập thể lãnh đạo đơn vị ký và đóng dấu.
- Biên bản các Hội nghị kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong thực hiện quy trình bổ nhiệm.
- Sơ yếu lý lịch viên chức do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4 cm x 6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng; Lý lịch trích ngang cán bộ (theo mẫu đính kèm).
- Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất
- Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất.
- Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình theo quy định.
- Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự.
- Ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của Cấp ủy đơn vị đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ bổ nhiệm; Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng nhận.
- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền quản lý viên chức (đối với trường hợp nguồn nhân sự từ nơi khác đến).
- Kế hoạch hành động trong nhiệm kỳ 5 năm.
- Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở Y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng
Đối tượng nào phải thực hiện thủ tục điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 12 Mục VIII Phần B thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định đối tượng phải thực hiện thủ tục điều động đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế bao gồm:
- Lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?