Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc năm 2022?
- Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc như thế nào?
- Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc ra sao?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc như thế nào?
Theo tiểu mục 3 Mục I Phần II ban hành kèm Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
- Bước 1: Người lao động, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết hưởng chế độ theo quy định.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc năm 2022?
Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc ra sao?
Theo tiểu mục 3 Mục I Phần II ban hành kèm Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính như thế nào?
Theo tiểu mục 3 Mục I Phần II ban hành kèm Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
- Người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra bệnh nghề nghiệp.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.
Mẫu đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Mẫu số 01 ban hành kèm theo Phụ lục ban hành kèm Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Tải biểu mẫu về: Tại đây.
Lưu ý: Thủ tục tư vấn trên giải quyết chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp, gồm:
+ Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng;
+ Trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe;
+ Trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp;
+ Đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?