Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2023?
- 03 đối tượng được giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là những ai?
- Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN năm 2023?
- Cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN được quy định như thế nào?
03 đối tượng được giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là những ai?
Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động (NLĐ) được giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) trong các trường hợp sau:
- NLĐ đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định kể cả NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
- Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
- NLĐ đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ hoặc bệnh tật do BNN mà sức khỏe chưa phục hồi.
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì người lao động được đơn vị sử dụng lao động xem xét và lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đến cơ quan BHXH.
Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN năm 2023?
Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN năm 2023?
Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 3 Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021. Cụ thể như sau:
(1) Trình tự thực hiện
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
- Thủ trưởng đơn vị sử dụng lao động phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, tình trạng sức khỏe của NLĐ và quy định của chính sách để quyết định về:
+ Số NLĐ;
+ Số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN theo quy định.
(trường hợp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động quyết định).
- Lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (mẫu 01B-HSB).
- Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả giải quyết
Đơn vị sử dụng lao động, NLĐ nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH
(2) Hồ sơ
Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu số 01B-HSB)
(3) Cơ quan thực hiện
BHXH tỉnh/huyện
(4) Đối tượng thực hiện
Tổ chức
(5) Thời hạn giải quyết
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ đơn vị sử dụng lao động.
(6) Kết quả giải quyết
- Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu C70a-HD);
- Tiền trợ cấp.
Cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN được xác định như sau:
Nộp hồ sơ
Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Qua giao dịch điện tử: đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam, Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc qua tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua bưu chính.
- Qua Bưu chính.
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Nhận kết quả:
(1) Đơn vị sử dụng lao động:
- Nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe (mẫu số C70a-HD) theo hình thức đã đăng ký (trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua bưu chính hoặc qua giao dịch điện tử).
- Nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho NLĐ đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị sử dụng lao động.
(2) NLĐ nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
- Thông qua đơn vị sử dụng lao động
- Thông qua tài khoản cá nhân;
- Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH.
Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại Dịch vụ công “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?