Thủ tục, hồ sơ thực hiện khám bệnh chữa bệnh từ xa mới nhất năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ điều kiện thực hiện khám bệnh chữa bệnh từ xa như sau:
- Được thực hiện bởi người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc một trong các hình thức tổ chức:
(1) Bệnh viện bao gồm các hình thức sau đây:
- Bệnh viện đa khoa;
- Bệnh viện y học cổ truyền;
- Bệnh viện răng hàm mặt;
- Bệnh viện chuyên khoa.
(2) Phòng khám bao gồm các hình thức sau đây:
- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa;
- Phòng khám liên chuyên khoa;
- Phòng khám bác sỹ y khoa;
- Phòng khám y học cổ truyền;
- Phòng khám răng hàm mặt;
- Phòng khám dinh dưỡng;
- Phòng khám y sỹ đa khoa.
(3) Trạm y tế.
(4) Nhà hộ sinh.
(5) Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
(6) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức sau đây:
- Cơ sở xét nghiệm;
- Cơ sở chẩn đoán hình ảnh;
- Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
(7) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.
(8) Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.
(9) Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.
(10) Cơ sở tâm lý lâm sàng.
(11) Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.
(12) Cơ sở dịch vụ hộ sinh.
(13) Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
(14) Cơ sở cấp cứu ngoại viện.
(15) Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.
(16) Cơ sở lọc máu.
- Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung khám bệnh chữa bệnh từ xa của cơ sở;
- Có đủ người hành nghề theo phạm vi khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở;
- Có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dụng, phần mềm công nghệ thông tin phù hợp với loại hình dịch vụ cung cấp và bảo đảm việc truyền tải, hiển thị, xử lý, lưu trữ dữ liệu an toàn, bảo mật. Bảo đảm thời gian lưu trữ, dự phòng dữ liệu đáp ứng quy định của pháp luật.
Thủ tục, hồ sơ thực hiện khám bệnh chữa bệnh từ xa mới nhất năm 2024 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh chữa bệnh từ xa bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị thực hiện khám bệnh chữa bệnh từ xa trong đó phải nêu rõ thời gian bắt đầu thực hiện khám bệnh chữa bệnh từ xa;
(2) Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (không áp dụng đối với trường hợp giấy phép hoạt động đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
(3) Danh sách đăng ký hành nghề kèm theo số giấy phép hành nghề của cơ sở đối với trường hợp giấy phép hoạt động đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế. Trường hợp giấy phép hoạt động chưa được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế thì phải nộp bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề của từng người hành nghề tham gia khám bệnh, chữa bệnh từ xa);
(4) Danh mục các dịch vụ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
(5) Tài liệu minh chứng đáp ứng đủ điều kiện tại (4)
Thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa mới nhất năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa mới nhất năm 2024 như sau:
Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa:
- Bộ Y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân), trừ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, cơ quan tiếp nhận cấp cho cơ sở phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm đăng tải thông tin của cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận phải có văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và nêu rõ lý do.
Thông tin đăng tải tối thiểu gồm: tên, địa chỉ cơ sở thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa, danh mục các dịch vụ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa của cơ sở.
Trường hợp sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa mà cơ quan tiếp nhận không có văn bản gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa hoặc không thực hiện việc đăng tải thông tin, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bắt đầu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Lưu ý: Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi về các thông tin đã công bố tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện lại thủ tục công bố
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?