Thủ tục khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho cá nhân, tập thể theo công trạng cấp trung ương mới nhất năm 2024 ra sao?
- Yêu cầu, điều kiện để được nhận Huân Chương Hồ Chí Minh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
- Trình tự thực hiện thủ tục hành chính khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho cá nhân, tập thể theo công trạng cấp trung ương như thế nào?
- Thành phần, số lượng hồ sơ để đề nghị được nhận Huân chương Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Yêu cầu, điều kiện để được nhận Huân Chương Hồ Chí Minh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì yêu cầu và điều kiện để được cấp Huân Chương Hồ Chí Minh gồm có như sau:
(1) Đối với cá nhân:
“Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;
- Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.
(2) Đối với Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội:
“Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;
- Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
(3) Đối với quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, hệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành:
“Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, hệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;
- Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh
(4) Đối với tập thể:
Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 15 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích xuất sắc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh thì được xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo. Trong thời gian đó, nếu được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất thì tiêu chuẩn để tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022.
(5) Đối với người nước ngoài:
“Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho người nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.
Yêu cầu, điều kiện để được nhận Huân Chương Hồ Chí Minh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục hành chính khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho cá nhân, tập thể theo công trạng cấp trung ương như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Chương A Phần II Quyết định 1099/QĐ-BNV 2023 quy định trình tự thủ tục khen thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh" cho cá nhân, tập thể theo công trạng được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tờ trình, trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh".
- Bước 2: Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp cần thiết; sau đó tiến hành làm các thủ tục theo quy định.
- Bước 3: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương.
- Bước 4: Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương hoặc Thủ tướng Chính phủ xét, không đề nghị tặng thưởng Huân chương.
Thành phần, số lượng hồ sơ để đề nghị được nhận Huân chương Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục II Chương A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1099/QĐ-BNV 2023 quy định thành phần, số lượng hồ sơ để đề nghị được nhận "Huân chương Hồ Chí Minh" cho cá nhân, tập thể theo công trạng gồm có như sau:
(1) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Báo cáo thành tích của các trường hợp đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
- Biên bản xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ban, ngành, tỉnh;
Đối với Nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với đất nước Việt Nam, thành phần hồ sơ gồm: Tờ trình kèm theo danh sách của Bộ, ban, ngành, tỉnh và báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân do cơ quan trình khen thưởng thực hiện.
(2) Số lượng hồ sơ:
Số lượng hồ sơ gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương): 01 bộ (bản chính) và các tệp tin điện tử (file word và file pdf) của hồ sơ đến Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) qua phần mềm “Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử Ngành Thi đua - Khen thưởng”, trừ hồ sơ khen thưởng có nội dung bí mật Nhà nước.
Hồ sơ Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ gồm: Tờ trình của Bộ Nội vụ kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng và các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng (trừ hồ sơ khen thưởng có nội dung bí mật nhà nước).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?