Thủ tục miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp được miễn nhiệm được thực hiện như thế nào?
Thủ tục miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp được miễn nhiệm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 có nêu rõ thủ tục miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp được miễn nhiệm như sau:
Trình tự thực hiện:
- Công chứng viên đề nghị miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề;
- Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên; nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm công chứng viên.
Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm công chứng viên.
Thủ tục miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp được miễn nhiệm được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp được miễn nhiệm gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Phần A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 991/QĐ-BTP năm 2021 có nêu rõ hồ sơ miễn nhiệm công chứng viên trong trường hợp được miễn nhiệm gồm:
- Đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên theo Mẫu TP-CC-04 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP
Mẫu đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên có dạng như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên: tại đây
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp.
Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
d) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc bảo đảm tiêu chuẩn hành nghề của công chứng viên tại địa phương mình.
Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.
Theo đó, miễn nhiệm công chứng viên được thực hiện thông qua hai hình thức là theo nguyện vọng cá nhân của công chứng viên hoặc chuyển làm công việc khác và miễn nhiệm bắt buộc theo các trường hợp theo quy định trên.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn//upload/bds/DTMH/mau-loi-chung-cua-cong-chung-vien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/28122024/diem-moi-quy-dinh-ve-cong-chung-vien-tai-luat-cong-chung-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/loi-chung-cua-cong-chung-vien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/5/10/QK/cong-chung-vien.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/241001/sua-loi-ky-thuat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/020324/cong-chung-vien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/240901/van-ban-cong-chung.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/230824/cong-chung-ban-dich-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/11072024/cong-chung-vien-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/04062024/cong-chung-vien-co-hoi-viec-lam.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TTMT/130724/Danh-sach-cong-chung-vien.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu báo cáo đăng ký sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm?
- Tạo lập web sex đăng tải phim 18+, làm diễn đàn thảo luận nội dung đồi trụy để quảng cáo mua bán dâm bị phạt mấy năm tù?
- Giấy phép lái xe là gì? Giấy phép lái xe có bao nhiêu loại? Khi nào giấy phép lái xe hết hiệu lực?
- Có bị mất phần trăm số tiền trúng đấu giá đã nộp khi bị hủy kết quả đấu giá biển số xe không? Trường hợp nào bị hủy kết quả đấu giá?