Thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển mới nhất 2024? Hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển mới nhất?
Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT quy định trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển như sau:
Thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Công ty tàu biển nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Công ty tàu biển bổ sung hoàn chỉnh.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển nếu Kế hoạch an ninh tàu biển không đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì thông báo cho Công ty tàu biển bổ sung hoàn thiện; nếu đáp ứng thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp một Chứng thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII.
Tuy nhiên, theo quy định khoản 7 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2024 sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT về trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển như sau:
Bước 1: Công ty tàu biển nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Bước 2: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trong 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn cho Công ty tàu biển để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển nếu Kế hoạch an ninh tàu biển không đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì thông báo cho Công ty tàu biển bổ sung hoàn thiện; nếu đáp ứng thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp một Chứng thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII.
Như vậy, quy định mới đã bổ sung, giới hạn thời gian giải quyết hồ sơ của Cục Đăng kiểm Việt Nam để đảm bảo cho yêu cầu phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển của Công ty tàu biển được tiếp nhận, giải quyết và nhận được Chứng thư phê duyệt kịp thời.
Thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển mới nhất 2024? Hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển mới nhất?
Hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển mới nhất gồm những thành phần nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 27/2011/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-BGTVT quy định thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển như sau:
- Thành phần hồ sơ: 01 Giấy đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục X và 01 bản chính Kế hoạch an ninh tàu biển.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-BGTVT quy định nội dung như sau:
Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 27/2011/TTBGTVT
1. Thay thế Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục X, Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT tương ứng bằng các Phụ lục I, II, III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư này
Theo đó, Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BGTVT được thay thế bởi Phụ lục IV Thông tư 03/2024/TT-BGTVT về nội dung Giấy đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển.
Như vậy theo quy định mới thì công ty tàu biển nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm (01) Giấy đề nghị phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGTVT và (01) bản chính Kế hoạch an ninh tàu biển thay vì phải nộp 02 bản chính Kế hoạch an ninh tàu biển như quy định hiện hành.
Phí và lệ phí phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Thông tư 246/2016/TT-BTC quy định về Biểu mức thu phí kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển theo Bộ luật ISPS như sau:
Số TT | Loại hình đánh giá | Mức phí tàu nhóm I | Mức phí tàu nhóm II |
1 | Phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển | 5.000.000 | 5.000.000 |
2 | Phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển khi có bổ sung, sửa đổi | 2.000.000 | 2.000.000 |
3 | Đánh giá lần đầu để cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển | 10.000.000 | 12.000.000 |
4 | Đánh giá trung gian để xác nhận vào giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển | 10.000.000 | 12.000.000 |
5 | Đánh giá cấp mới giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển | 10.000.000 | 12.000.000 |
6 | Đánh giá sơ bộ để cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển tạm thời | 9.000.000 | 10.500.000 |
7 | Đánh giá bất thường để phục hồi, gia hạn, duy trì giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển | 9.000.000 | 10.500.000 |
Mức thu quy định tại Biểu này chưa bao gồm chi công tác phí theo quy định chi trả cho cán bộ trực tiếp thực hiện kiểm tra, đánh giá an ninh tàu biển.
Theo đó, mức thu phí phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển có mức phí 5 triệu đồng. Trong đó, tàu nhóm I và tàu nhóm II được giải thích tại Điều 3 Thông tư 246/2016/TT-BTC như sau:
- Tàu nhóm I là tàu biển hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500 GT trở lên và không phải là tàu thuộc nhóm loại II.
- Tàu nhóm II là tàu chở khách, tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, giàn di động hoạt động tuyến quốc tế.
Thông tư 03/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?